Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Quản lý cảm xúc với 7 thói quen của người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao

Quản lý cảm xúc với 7 thói quen của người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao

Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và hạnh phúc của mỗi người, giúp mỗi cá nhân xây dựng các mối quan hệ bền vững, tinh thông trong công việc chuyên môn, giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc hiệu quả. Rất rất nhiều những đặc điểm nói lên người đó có trí tuệ cảm xúc tốt hay không. Trí tuệ cảm xúc có thể rèn luyện thông qua hoạt động, thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số điểm nổi bật của người có trí tuệ cảm xúc cao.

Luôn tập trung vào mặt tích cực

Mặc dù vẫn ý thức được các tin xấu, những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn có quyết định thông minh khi không dành quá nhiều thời gian và sức lực vào các vấn đề. Thay vào đó, họ tập trung nhìn vào mặt tích cực trong bất kỳ tình huống nào cũng như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề phát sinh. Những người như thế luôn tập trung vào những gì họ có thể làm được hay kiểm soát được.

Kết giao với những người suy nghĩ tích cực

Những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ dành quá nhiều thời gian lắng nghe những người hay phàn nàn cũng như có xu hướng tránh tiếp xúc với những người có suy nghĩ tiêu cực. Họ luôn ý thức được những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ khiến họ phí phạm sức lực. Người có trí tuệ cảm xúc cao không để cho người khác làm chùn đi nhuệ khí của mình. Do người có trí tuệ cảm xúc cao luôn nhìn vào các giải pháp và các mặt tích cực trong mọi tình huống, những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ sớm tránh xa họ vì những người tiêu cực chỉ muốn người khác cũng có suy nghĩ tiêu cực giống như họ.

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường dành thời gian cho những người suy nghĩ tích cực và luôn nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống. Bạn có thể dễ dàng nhận ra những người như thế vì học có xu hướng luôn tươi cười rất nhiều và thu hút những người tích cực khác. Sự ấm áp, cởi mở và thái độ quan tâm của họ khiến những người khác nhìn họ với ánh mắt tin tưởng hơn.



Biết giữ giới hạn và quả quyết khi cần

Mặc dù bản chất thân thiện và cởi mở khiến cho những người có trí tuệ cảm xúc cao có vẻ như dễ bị khuất phục đối với một số người khác, nhưng họ thực sự là những người luôn biết giữ giới hạn rất quả quyết với bản thân khi cần thiết. Họ luôn thể hiện thái độ lịch sự, lòng tốt và sự chu đáo nhưng đồng thời cũng rất cứng rắn.

Họ không bao giờ tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Trong những tình huống có khả năng xảy ra xung đột, cách xử sự của họ luôn có chừng mực, không thái quá, và được kiểm soát ở mức thích hợp với tình huống đó. Họ luôn nghĩ trước khi nói và cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại khi cảm xúc đang ở trạng thái kích động. Người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết cách bảo vệ thời gian cũng như các cam kết của mình. Họ biết khi nào thì cần phải nói không.

Luôn suy nghĩ hướng về tương lai và bỏ qua quá khứ

Người có trí tuệ cảm xúc cao quá bận rộn suy nghĩ về các cơ hội trong tương lai đến nỗi họ không có nhiều thời gian cho những thứ không hiệu quả trong quá khứ. Họ luôn học hỏi từ các thất bại trong quá khứ và áp dụng những kinh nghiệm này vào các hành động trong tương lai.

Luôn tìm cách làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc và thú vị hơn

Dù cho là ở nơi làm việc, ở nhà hay với đi bạn bè, người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết điều gì làm họ cảm thấy hạnh phúc và luôn tìm cách để phát huy những điều ấy. Họ cảm thoải mái và mãn nguyện khi thấy những người khác hạnh phúc và thỏa mãn, và sẵn sàng làm mọi thứ có thể để đem lại cho người khác một ngày vui vẻ.

Sử dụng năng lượng một cách thông minh

Không chỉ biết cách vượt qua quá khứ khi mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ, người có trí tuệ cảm xúc cao còn có khả năng vượt qua những mâu thuẫn với người khác. Họ không để sự tức giận về cách người khác đối xử với họ chế ngự bản thân. Thay vào đó, họ đúc rút kinh nghiệm để tránh không cho việc ấy xảy ra một lần nữa. Châm ngôn sống của họ là: “Nếu bạn lừa tôi một lần, đó là sự xấu hổ đối với bạn, đến lần thứ hai, đó là sự xấu hổ cho chính bản thân tôi”. Mặc dù luôn biết bỏ qua và tha thứ, họ không bao giờ quên và rất khó bị lợi dụng lần thứ hai trong những tình huống tương tự.

Không ngững học hỏi và phát triển hướng đến sự độc lập

Người có trí tuệ cảm xúc cao là những người học hỏi suốt cuộc đời, phát triển liên tục, luôn tiến hóa và cởi mở với các ý tưởng mới, cũng như luôn sẵn sàng học từ những người khác. Là người suy nghĩ thấu đáo kỹ càng, họ luôn cởi mở và sẵn sàng thay đổi nếu ai đó có một ý kiến tốt hơn. Mặc dù họ luôn cởi mở với các ý tưởng từ người khác và không ngừng thu thập thông tin mới, người có trí tuệ cảm xúc rất tin tưởng ở bản thân và phán quyết của chính mình trong việc quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

Tác giả: Harvey Deutschendorf – Chuyên gia về trí tuệ cảm xúc

Những cách trình bày tự tin, thuyết phục trước đám đông

Những cách trình bày tự tin, thuyết phục trước đám đông

Với hầu hết các nhóm công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kế hoạch, ý kiến cá nhân trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu chốt cần có. Thuyết trình không còn là “trình bày, thuyết minh“, mà đã trở thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người xung quanh.

1. Tạo cảm xúc khi thuyết trình

Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Theo đó, những nội dung nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày không thể được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 – 45 phút. Mà khả năng truyền tải này sẽ được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó.

Nhiều người tin rằng khi mình nắm vững các kỹ năng nói, thì họ sẽ thành công. Tuy nhiên, cảm xúc lại đóng vai trò quan trọng hơn, cũng có thể nói tạo cảm xúc chính là một kỹ năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Đạt được điều này rất đơn giản. Cũng như khi bạn biểu hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe.

Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì, thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một cách tự nhiên ra bên ngoài. Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng : những yếu tố trên có phải do năng khiếu thiên phú của một số người nào đó, nếu tôi sẵn là người thiếu tự tin, thì làm sao tôi làm được những điều này? Vâng, phần tiếp theo đây chúng ta sẽ giải đáp ngay : làm sao để có được sự tự tin?



2. Rèn luyện sự tự tin trước đám đông

Làm thế nào để có được tự tin luôn là một trong những chủ đề nóng trong những khóa học kỹ năng. Thật ra, điều này vô cùng dễ dàng để đạt được, và nó là gốc rễ được gắn trên bằng “phần ngọn” là những kỹ năng điều chỉnh giọng nói, diễn tả ngôn ngữ hình thể.

Đầu tiên, bạn hãy hồi tưởng lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin. Nói cách khác, nếu bạn luôn nghĩ mọi thứ về bản thân mình tích cực, và bạn tin rằng người khác cũng sẽ nhìn thấy được những điều tốt đẹp đó, thì bạn sẽ nâng cao được lòng tự tin.

Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau : Thường khi tiếp xúc với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi : “vì sao bạn lại thiếu tự tin?”, sẽ nhận được những câu trả lời như “tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay không hợp với mình…”. Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước khi đến buổi thuyết trình. Như vậy bước thứ nhất, hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh đến quá trình xuất hiện trước đám đông.

Bước thứ hai, khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng ta không học thuộc lòng, mà là nắm vững một cách có hệ thống, theo đó, bất cứ câu hỏi nào đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt. Bạn có thể sử dụng mindmap (bản đồ tư duy) để làm hiệu quả hơn việc này. Từ đây, áp dụng những công cụ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ có thể ngày một nâng cao khả năng trình bày tốt và truyền đạt được cảm xúc tự nhiên.

3. Đặt ra giá trị tác động đến người nghe

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có những người trở thành những diễn giả nổi tiếng, có thể thuyết trình về một vấn đề trước hàng ngàn người bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác? Đó là bởi vì, mục tiêu của họ là mong muốn chia sẻ những giá trị nhất định đến cho người nghe trong bài nói của mình.

Theo quy tắc diễn thuyết của Diễn giả Quách Tuấn Khanh – một trong những diễn giả hàng đầu Việt Nam, thì thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.

Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.

Một mẹo nhỏ để có thể “xốc dậy” được sự chú ý của người nghe, khi họ chưa biết gì về bạn, thì bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.

Nếu bạn làm tốt những điều này, thì dần dần, không chỉ kỹ năng thuyết trình trước đám đông của bạn được nâng lên, mà bạn còn gây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt người khác.

Nguồn : Sưu Tầm

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Những cản trở trong vấn đề lắng nghe trong giao tiếp

Những cản trở trong vấn đề lắng nghe trong giao tiếp

Trong việc giao tiếp để quyết định được sự thành công của bạn hay không là nhờ kỹ năng lắng nghe. Sự lắng nghe tập trung không phải là đơn giản, vì nó thường bị nhiều yếu tố cản trở. Hãy tập lắng nghe mỗi ngày để bạn có thể hiểu sâu hơn người giao tiếp mang lại những giá trị đích thực trong cuộc giao tiếp.



Tốc độ suy nghĩ

Mọi người cứ tưởng rằng khi người ta nói mình nghe rất chăm chú, nhưng thực tế tốc độ tư duy của chúng ta cao hơn nhiều so với tốc độ người ta nói, nên rất dễ bị phân tán tư tưởng, vì thời gian dư ra thường được dùng để suy nghĩ về một cái gì khác. Một sự quan tâm đến những vấn đề khác cần thiết hơn sẽ không tập trung được tư duy và là lý do của những thói quen nghe kém.

Sự phức tạp của vấn đề

Chúng ta thường dễ nghe người mà chúng ta thích và những vấn đề mà mình quan tâm hơn. Khi có sự khó khăn trong sự theo dõi một vấn đề, người ta thường chọn con đường dễ nhất là bỏ đi, không thèm để ý tới nó nữa.

Do không được tập luyện

Đa số người ta nghe không có hiệu quả vì không bao giờ được dạy về cách lắng nghe. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, thường thì người ta dành nhiều thời gian cho việc tập nói, tập viết, tập đọc, chứ còn tập lắng nghe thì không. Đó là một nghịch lý, vì như chúng ta đã biết vì trong giao tiếp thì thời gian để nghe rất nhiều.

Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn

Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn đối với ý nghĩ của người khác, hoặc không hợp với họ, làm cho nhiều người trở thành nghe kém. Với tình cảm như vậy thì các từ sẽ đi từ tai này sang tai kia và bay luôn ra ngoài.

Thiếu sự quan sát bằng mắt 

Khi nghe cần phải nắm bắt được cả những thông tin không bằng lời, như ánh mắt, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…, để biết thêm về thái độ và cảm nghĩ của đối tượng.

Những thành kiến tiêu cực

Thường người ta có khuynh hướng lắng nghe một cách chủ quan, nên những thành kiến tiêu cực khiến người ta không chú ý lắng nghe nữa. Những thành kiến đó có thể xuất phát từ cách ăn mặc, tóc tai, dáng vẻ bên ngoài, giọng nói, cách sử dụng từ ngữ… của đối tượng. Chủng tộc và giới tính đôi khi cũng cản trở tới việc lắng nghe. Khi đã có những thành kiến tiêu cực thì người ta thường dùng thì giờ tìm những lý lẽ để bác bỏ và những câu hỏi để gây cản trở cho người nói. Những việc làm đó đều làm ngăn cản sự lắng nghe.

Uy tín của người nói

Thường uy tín làm tăng sức ám thị, nên khi chúng ta nghe một người có uy tín nói về những vấn đề mình quan tâm, thì chúng ta dễ mất tính phê phán và nghe một cách mù quáng.

Do những thói quen xấu khi lắng nghe

Giả bộ chú ý, hay cắt ngang, đoán trước thông điệp, nghe một cách máy móc, buông trôi sự chú ý.

 Sưu tầm

Nghệ thuật giao tiếp lấy lòng cấp trên trong kỹ năng mềm

Nghệ thuật giao tiếp lấy lòng cấp trên trong kỹ năng mềm 

Có thể có người cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể bày tỏ được ý muốn “lấy lòng” người khác bằng thái độ và hành động cụ thể. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Bởi ngợi khen bằng lời vẫn là phương pháp biểu đạt tốt nhất thiện ý của bạn với đối phương.



Tuy nhiên, nói ra “những lời có cánh” đó là một nghệ thuật trong giao tiếp cần sự tế nhị, khéo léo, tinh tế chứ không nên thô cứng. Trước hết hãy đề cập đến những gì liên quan đến anh ta bằng những lời nói cung kính, trân trọng. Còn phần mình thì nên nói một cách vừa phải, ý khiêm nhường, tránh tâng bốc, khoe khoang. Bạn đừng cho rằng làm như vậy là tâng bốc người khác, nếu nó được dùng một cách thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu và thiện cảm với bạn.

Thường thì nhân viên trong công ty rất ít quan tâm đến việc cấp trên đi công tác về. Kỳ thực đây chính là một cơ hội rất tốt. Một nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ bước tới đón cấp trên, đồng thời không thể quên nói những câu như: “Anh về rồi ạ! Chắc là mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ạ?”… Sau đó xách đồ đạc giúp ông ta, và nhắc thư ký hoặc đích thân mình đi pha trà mời ông ta. Lời nói và thái độ ân cần của bạn là một cách “lấy lòng” khá hiệu quả đấy. Chẳng ai lại không hài lòng khi cấp dưới của mình quan tâm, chu đáo với mình như vậy, phải không?

Những việc nhỏ như vậy thường khiến cấp trên nhớ lâu. “Người không làm được việc nhỏ thì làm sao làm được việc lớn” – có lẽ đó là một tiêu chuẩn mà đa số lãnh đạo dùng để đánh giá cấp dưới của mình. Lại nữa, khi ăn cơm trưa, không nên lúc nào cũng chăm chú với các đồng nghiệp của mình, hãy đánh tiếng chào mời cấp trên. Có thể cấp trên còn bận những việc khác nên không đi ăn cùng được, nhưng một tiếng chào sẽ để cho người ta cảm giác khác hẳn so với trường hợp mà khi cấp trên còn ngồi đó, vừa tới giờ ăn trưa là râm ran cùng các đồng nghiệp khác rời vị trí.

Những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, chỉ dẫn đối với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực, lắng nghe những chia sẻ của cấp trên. Với những nhân viên chịu khó lắng nghe những lời của mình hơn những người khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh giá cao hơn.

Thực tế, người ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tượng chịu nghe mình. Khi giao tiếp với cấp trên, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh thoảng nhắc lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn. Lúc đầu sẽ có chút gượng, nhưng mấy lần sau tự nhiên sẽ quen.

Tóm lại, dù bạn có mệt mỏi, khó chịu, dù bạn ở đâu, làm gì cùng cấp trên, xin đừng quên nói với cấp trên những lời “kính trọng” với thái độ chân thành. Hãy chú ý lắng nghe và thực hiện những dặn dò của cấp trên với thái độ “cung kính” và tác phong nhanh nhẹn.

Sưu tầm

Những bí quyết nói chuyện hay cho mọi người

Những bí quyết nói chuyện hay cho mọi người 

Nói chuyện là hoạt động về giao tiếp phổ biến nhất và nó được diễn ra liên tục trong suốt ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nói chuyện có thể khiến người khác làm theo lời của mình, yêu quý mình.



Bí quyết nói chuyện gồm nhiều cách như làm thinh, cách chất vấn, cách lắng nghe, cách khen ngợi hay chê trách, cách tăng giảm âm lượng… Sau đây, xin tổng kết lại thành những điều nên và không nên có thể giúp bạn cải thiện phần nào khả năng giao tiếp.

10 điều tối kị :

1. Đừng già hàm: điều này sẽ làm cho người khác mất dũng khí, bị động, bị khinh.

2. Đừng chỉ nói về mình: trong câu chuyện, thường cái tôi thực đáng ghét

3. Đừng nói mãi 1 đề tài: của ăn ngon đến đâu, ăn quá cũng ngán.

4. Đừng chỉ trích: muốn hạ bệ người ta mà muốn người ta có thiện cảm với mình à?

5. Đừng cãi lộn: khó có cuộc cãi lộn nào mỗi bên cho mình có lỗi.

6. Đừng hấp tấp: thiếu trầm tỉnh làm sao có nhiều ý hay và cách nói hấp dẫn để thuyết phục đối phương.

7. Đừng ưa bàn tâm sự: Coi chừng có những lỗ hở mà gia đình hay xã hội bí mật bị vạch lưng, bại lộ cách tai hại

8. Đừng có giọng sách vở: Ai cũng ham hiểu biết mà không phải mỗi người chịu kẻ khác lên mặt dạy mình.

9. Đừng làm đòn xóc: định nộp người ta mà người ta không trốn mình sao được.

10. Đừng nói sai tiếng mẹ đẻ: coi chừng người ta đánh giá vốn học ta xuyên qua cách ta sử dụng tiếng Mẹ đẻ.

10 điều nên rèn luyện hằng ngày :

1. Phải thành thật: không cần nói hết các chân lý mà hễ nói thì phải nói sự thật.

2. Phải vị tha: lo cho quyền lợi kẻ khác thì ai mà không quan tâm đến mình.

3. Phải vui vẻ: người ta thích đám cưới hơn đám ma phải không bạn?

4. Phải tế nhị: lời nói thọc sâu trong tâm hồn, gây ấn tượng là lời nói chinh phục.

5. Phải biểu lộ nhân cách: lời tao nhã nói lên tâm hồn đã được luyện rèn, trưởng thành.

6. Phải biết nghe và khen: Ai không thích bộc bạch tâm sự. Ai không thấy mình quan trọng? Hãy đáp ứng các đòi hỏi đó. Họ sẽ yêu quý bạn lắm đấy.

7. Phải nói ít: Nói ít không có nghĩa là câm như hến mà chỉ nói khi cần nói cho người cần nghe vào lúc cần nói. Con vẹt chỉ được khen khi có khách đến nhà nó chào chứ không ai cần nó chào hoài khi mà họ đã ở trong nhà nó gần 1 giờ rồi.

8. Phải tự nhiên: Nói chuyện mà kiểu cách quá như uốn lưỡi khiến người ta xa cách vì quá khách sáo.

9. Phải khiêm tốn: người ta sợ hố hơn sợ núi.

10. Phải biết nhịn: khi tiếp chuyện có biết bao điều ta nghe bất mãn. Phải cho qua. Mỗi người có một quan điểm riêng. Ta đang gieo thiện cảm mà.

Có làm được những điều đó thì bạn mới có thể gây thiện cảm, truyền ý, truyền cảm cho đối phương giao tiếp. Như vậy, mọi người sẽ đánh giá rất cao khả năng giao tiếp của bạn và tất nhiên, hiệu quả công việc của bạn cũng sẽ được nâng cao.

Chúc các bạn thành công!!!

Sưu tầm

Startup thành công chia sẻ cảm nghĩ về tình hình khởi nghiệp Việt Nam ?

Startup thành công chia sẻ cảm nghĩ về tình hình khởi nghiệp Việt Nam ?

Việt Nam đã có được thành công bước đầu với startup và đang có thế hệ startup thứ ba trẻ trung và sôi nổi hơn. Ngoài lợi thế về sự bùng nổ công nghệ, thị trường mở rộng, tư duy quản lý thông thoáng hơn, thế hệ startup này còn có lợi thế về thị trường khi Việt Nam mở cửa rộng hơn với thế giới qua hàng loạt thỏa thuận tự do thương mại từ Á đến Âu.

Cơ hội này giúp Việt Nam trở thành điểm sáng về phong trào khởi nghiệp trong công nghệ (startup) tại châu Á. Một "quốc gia khởi nghiệp" cần có những cá nhân khởi nghiệp, những người trẻ mở chân trời để bay lên bằng những ý tưởng mới, vừa mạnh dạn, vừa ngây thơ... Nhưng trên hết là quyết tâm dấn thân lập nghiệp để hiện thực hóa những đam mê của họ với niềm tin kinh doanh là con đường thực sự dẫn tới thành công.



Vì thế, Báo Doanh Nhân Sài Gòn chọn ba người trẻ tiêu biểu của phong trào startup cho chuyên mục Trò chuyện doanh nhân kỳ này, nhân kỷ niệm 11 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Cuộc trò chuyện với ba giám đốc điều hành gồm Nguyễn Dương Huy Vũ (Fibo), Huỳnh Lâm Hồ (Haravan), Đặng Hoàng Minh (Foody.vn) như một lời chúc mừng, một sự chia sẻ và khích lệ những người trẻ góp phần tạo nên một nền kinh tế xã hội thịnh vượng hơn.

Tinh thần khởi nghiệp

* Theo các anh, tinh thần của startup có phải là: Bắt đầu với một ý tưởng hay nhưng còn phải là một công việc kinh doanh có thể kiếm ra tiền?

- Nguyễn Dương Huy Vũ: Tôi khởi nghiệp khi mới 24 tuổi, lúc đó tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng cũng rất ngây ngô, thấy cái gì hay là làm mà không cần biết có kiếm được nhiều tiền hay không. Cũng như các bạn trẻ mới bước vào khởi nghiệp, lúc nào cũng nghĩ ý tưởng của mình hay, cái gì cũng làm ra vẻ biết và có thể làm được, nhưng thực tế không phải vậy.

Sau nhiều năm trải nghiệm, thậm chí nếm trải vấp ngã, tôi mới nhận ra, "những cái mình nghĩ ra tưởng là vĩ đại thì lại rất nhỏ so với thế giới", và tôi rút ra: "Cái gì là thế mạnh của mình mới làm, còn yếu thì nên nhờ người giỏi tư vấn".

Ý tưởng chỉ là một phần rất nhỏ trên bước đường kinh doanh. Một ý tưởng dù hay, dù thú vị nhưng nếu cầu nhỏ quá, nghĩa là ý tưởng đó không kiếm được nhiều tiền và cũng không được nhiều người thích, thì không nên làm.

- Huỳnh Lâm Hồ: Tùy quan điểm của từng cá nhân và từng lĩnh vực khác nhau. Với tôi, ý tưởng phải đi kèm với nhu cầu thực tế từ xã hội hay thị trường. Cụ thể hơn, với doanh nghiệp startup mà chúng tôi đang gầy dựng sản phẩm, dịch vụ nếu không có lý do để tồn tại phụng sự cho xã hội thì chúng tôi sẽ không thể trụ lại, cũng như không thể giữ vững tinh thần cho những giai đoạn khó khăn.

Ý tưởng phải là một công việc kinh doanh có thể kiếm ra tiền để tồn tại. Ý tưởng hay hay không hoàn toàn lệ thuộc vào đội ngũ thực thi nó để đưa ý tưởng đi vào cuộc sống, vào thị trường.

* Nhiều ý tưởng của cộng đồng startup Việt vẫn còn mang hơi hướng "dựa trên những ý tưởng nước ngoài đã có”. Những ý tưởng đó có được đánh giá cao? Anh có xem đó là những ý tưởng độc đáo không?

- Đặng Hoàng Minh: Với tôi, ý tưởng độc đáo hay mới lạ không quan trọng bằng tính tiện dụng và khả thi trong thực tế. Người ta có thể nghĩ ra hàng tá ý tưởng nhưng khi đưa vào thực tế, có ai sử dụng hay không, bao nhiêu người sử dụng mới là điều đáng nói. Không phải mô hình nào ở nước ngoài thành công thì đưa vào Việt Nam cũng gặt hái kết quả tương tự.

Nó phải có sự thay đổi theo thị trường và thị hiếu người dùng ở từng quốc gia, từng khu vực. Chẳng hạn, Foursquare.com (trang tìm kiếm địa điểm ẩm thực, mua sắm...) cũng có nhiều người sử dụng nhưng phổ biến ở các nước phương Tây hơn là châu Á. Lý do có thể là trang này nghiêng về khách du lịch hơn là người dùng địa phương.

Cho nên, khi mang ý tưởng hay về Việt Nam, bạn phải chỉnh sửa sao cho phù hợp và đó có thể được gọi là ý tưởng mới dựa trên nền tảng sẵn có. Xét về mặt thị trường, ý tưởng đó có thể khai thác thị trường đã có sẵn và cũng có thể tạo ra một thị trường mới. Chẳng hạn như Uber, sau khi ra đời đã tạo ra phương tiện vận tải cá nhân rất lớn, đó là cái hay của họ.

* Các anh nghĩ sao về phong trào startup đang nổi lên tại Việt Nam sau khích lệ đáng kể từ thành công của Flappy Bird? Đó chỉ là sự may mắn hay thực sự cho thấy tiềm năng tuyệt vời của giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam?

- Huỳnh Lâm Hồ: Flappy Bird là minh chứng rõ nét cho các bạn startup trong lĩnh vực công nghệ, tôi cảm thấy rất tự hào và ngưỡng mộ sự thành công của Flappy Bird, một sản phẩm của Việt Nam được phổ biến và đón nhận ở khắp các nước.

Tôi nghĩ may mắn chỉ là một phần đóng góp vào sự nỗ lực rất lớn của một đội ngũ hay cá nhân không ngừng sáng tạo và làm việc để tạo ra hàng loạt sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường.

Trong thế giới phẳng như hiện nay, cùng với rất nhiều hoạt động phong trào cũng như sự tài trợ từ các doanh nghiệp, Angel Investor hay các quỹ đầu tư mạo hiểm, đúng là chỉ cần một máy tính nối mạng cũng có thể hình thành một doanh nghiệp.

- Nguyễn Dương Huy Vũ: Theo tôi, thế hệ startup hiện nay có nhiều cơ hội khi internet, smartphone bùng nổ, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Ai cũng thấy cơ hội để thực hiện ý tưởng của mình và có thể thành công. Vì vậy, hiện nay, ở Việt Nam, làn sóng startup đang rất sôi động.

Khuyến khích tinh thần startup là điều cần thiết vì động viên mọi người hành động thay vì chỉ khen ngợi. Tuy nhiên, sau sự khuyến khích này lại chưa có những hỗ trợ cụ thể như đưa ra ý tưởng hoặc dự án miễn phí, có cố vấn hỗ trợ để các bạn trẻ thực hiện. Bởi vì, nếu được thực hiện ý tưởng, dự án của những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm thì cơ hội thành công với các bạn sẽ cao hơn.

* Nhưng hiện tượng Flappy Bird cũng cho thấy những thách thức giới khởi nghiệp phải đối mặt, trong đó có việc khó gọi vốn từ các nhà đầu tư. Ngoài ra còn có những khó khăn nào mà những người khởi nghiệp như các anh đã gặp phải?

- Đặng Hoàng Minh: Trước đây, ở Việt Nam chưa có những trang đánh giá về ẩm thực nên chúng tôi gặp khó khăn ở khâu làm sao để mọi người có thể xem thông tin trên Foody.vn và chia sẻ đánh giá nhiều hơn. Người dùng có thể viết dòng trạng thái (status) trên Facebook nhưng họ chưa có thói quen đưa ra những nhận xét về dịch vụ nào đó để cải thiện nó mỗi ngày.

Hai là nhiều địa điểm kinh doanh chưa thực sự quan tâm đến việc nhận phản hồi (feedback) từ khách hàng để nâng cấp dịch vụ... Tuy nhiên, từ khó khăn đó, chúng tôi nhận thấy cơ hội để tạo ra xu hướng mới. Thuận lợi của chúng tôi khi ấy là sự phổ biến của smartphone tại thị trường Việt Nam, Facebook, mạng xã hội... cũng phát triển đáng kể.

Thế nhưng, trước khi ra mắt Foody.vn, chúng tôi cũng mất gần 4 năm chuẩn bị, từ khâu thu thập dữ liệu chính xác (địa chỉ điểm ăn uống, món ăn, giờ hoạt động...) cho đến lúc thuyết phục được nhà đầu tư. Song, điều khó khăn nhất có lẽ là thu hút và khuyến khích người dùng chia sẻ ý kiến đánh giá trên Foody.vn.

Giai đoạn đầu, chúng tôi đã tạo ra các giải thưởng, tích lũy điểm đổi voucher, nếu người dùng chia sẻ, họ sẽ có quyền lợi đi kèm. Cho nên, vấn đề ở đây không đơn thuần là bạn tạo ra một sản phẩm, một ý tưởng mà là nó có thể thu hút được người dùng hay không.

- Nguyễn Dương Huy Vũ: Mục đích cuối cùng của các quỹ đầu tư cũng là kinh doanh, trong khi các dự án công nghệ thông tin đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian mới thu hồi vốn, và phải liên tục cải tiến, nâng cấp đầu tư công nghệ.

Vì vậy, nếu đầu tư cho các dự án chưa có người mua, phải rất lâu mới thu được lợi nhuận, rút vốn khó và phải liên tục đầu tư nên rất ít quỹ muốn đầu tư. Đó là thách thức. Bên cạnh đó, các dự án startup còn gặp khó khăn chung là thiếu vốn phát triển, thiếu kỹ năng, kiến thức về tất cả các lĩnh vực, ý tưởng cũng chưa xuất sắc như những người đi trước nên tỷ lệ thành công thấp.

* Gần đây, Việt Nam đã triển khai dự án "Thung lũng Silicon" đầy tham vọng: Một kế hoạch toàn diện để đưa quốc gia này từ chỗ chuyên gia công linh kiện điện tử cho nước ngoài trở thành một trung tâm của nền kinh tế số. Các anh đánh giá thế nào về dự án này, nó là tham vọng hay xuất phát từ tiềm năng thực sự của giới trẻ Việt Nam cần có một điểm kích hoạt để bùng nổ?

- Nguyễn Dương Huy Vũ: Theo tôi, giới trẻ Việt Nam có tinh thần học hỏi, thông minh, nhạy bén, đó là tiềm năng, nhưng thực sự họ chưa giỏi. Lấy ví dụ, một công ty của Việt Nam chỉ có vài ba cấp, trong khi ở Mỹ, một công ty công nghệ của họ có đến 200 cấp, và người cấp càng cao càng có nhiều ý tưởng xuất sắc.

Vậy thử so sánh một người giỏi của công ty ở Mỹ với một người giỏi ở công ty Việt Nam sẽ thấy chênh lệch thế nào. Bên cạnh đó, để khai thác tiềm năng và để hiện thực hóa tham vọng còn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng nữa mới kích hoạt được tiềm năng bùng nổ.

Trong đó, điều quan trọng đầu tiên là phải có người lãnh đạo, vậy ai sẽ là người cam kết chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ thực hiện tham vọng này? Hai là nếu có lãnh đạo thì người đó có chuyên môn cao không và người cố vấn, giúp sức cho lãnh đạo là ai?

- Huỳnh Lâm Hồ: Tôi đánh giá đây là hoạt động tạo một nền tảng hay có thể nói là xương sống trong hành trình biến đổi quốc gia có nền kinh tế số.

Tôi không nghĩ sẽ có một điểm kích hoạt để bùng nổ mà phải là một sự nỗ lực trường kỳ, chủ động, mạnh mẽ, có sự phối hợp với các doanh nghiệp thành công trong nước hay ngoài nước và tạo ra những hoạt động để lan tỏa đến tâm trí các bạn trẻ, nung nấu ý chí khởi nghiệp công nghệ của họ.

Thị trường Việt Nam cần có sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp, cần lập ra những đội ngũ tư vấn hay thậm chí một học viện trực tuyến kiến thức, kinh nghiệm để đón nhận sự đóng góp và chia sẻ từ khắp cả nước.

Thay đổi được thế giới hay không?

* Đối với những công ty startup của Việt Nam, đâu là những trở ngại khi mở rộng thị trường sang nước ngoài?

- Đặng Hoàng Minh: Ngay như Foody.vn, khi mở rộng thị trường ra nước ngoài, chúng tôi cũng phải tìm hiểu kỹ về tính tương đồng với thị trường Việt Nam. Foody.vn chủ yếu nhắm đến khách hàng địa phương nên điều chúng tôi cần là hiểu tâm lý, thị hiếu của người dùng địa phương, do đó, cái khó là xây dựng đội ngũ nhân sự tại chỗ để nắm những yếu tố này.

Chúng tôi chọn Indonesia là thị trường đầu tiên trong chiến lược mở rộng thị trường ra nước ngoài vì Indonesia có quy mô dân số đông (Việt Nam cũng thế), cơ sở hạ tầng cũng tương đồng với Việt Nam. Hiện, chúng tôi đang thu thập dữ liệu ở thị trường Indonesia với 20 nhân sự địa phương đang làm việc cho Foody.

* Cũng có bình luận: "Chỉ có thúc đẩy cùng lúc sản xuất nông nghiệp với công nghệ cao mới có thể giúp Việt Nam thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình. Đây chính là thời điểm Việt Nam cần gia nhập cuộc đua công nghệ. Những nước nào không thể thay đổi trong một thế giới được dẫn dắt bởi công nghệ sẽ rơi vào vòng đói nghèo và tụt hậu tất yếu". Các anh nghĩ sao về cơ hội hội nhập đang mở rộng với hàng loạt hiệp định FTA và TPP, là thách thức hay thuận lợi cho những người khởi nghiệp Việt Nam?

- Đặng Hoàng Minh: Theo tôi, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào cuối năm nay sẽ tác động đến các công ty startup. Theo đó, thị trường tuyển dụng và lao động sẽ thoáng hơn, chúng tôi cũng dễ dàng tuyển được nhân sự giỏi. Ngược lại, nếu lao động nước ngoài vào Việt Nam sẽ giúp chất lượng lao động trong nước được nâng lên vì ta buộc phải cải thiện để cạnh tranh.

Ngoài ra, cộng đồng startup cũng sẽ sôi động hơn và cạnh tranh tăng lên vì có thể những ý tưởng, dự án khởi nghiệp từ các nước láng giềng sẽ vào khai thác thị trường Việt Nam. Nhưng như thế cũng tốt vì đôi khi đứng một mình, bạn không biết mình đang ở đâu.

- Huỳnh Lâm Hồ: Tôi tin công nghệ cao là yếu tố bắt buộc phải có trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế cho dù áp dụng vào bất kỳ lĩnh vực nào. Hội nhập với chúng tôi vừa là thách thức, vừa là cơ hội.

Thị trường chúng tôi đang cung cấp rất lớn, các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ cùng chúng tôi thúc đẩy nhanh sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Và đây cũng là động lực và cơ hội cho chúng tôi học hỏi thêm từ họ. Vì vậy, tôi nghĩ thách thức và cơ hội này là điều thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp Việt Nam, giúp họ tiếp cận thị trường toàn cầu từ những ngày mới hình thành ý tưởng.

- Nguyễn Dương Huy Vũ: Chúng ta hay nói: "Khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh", nhưng tôi lại thích câu ngược lại: "Phát huy điểm mạnh và bỏ qua điểm yếu". Nghĩa là chúng ta nên tập trung vào điểm mạnh thay vì chạy đua theo cái mình đang yếu.

Với xu hướng hội nhập và Việt Nam đang bước vào thế giới phẳng, việc gia nhập cuộc đua công nghệ là cần thiết, song nếu gia nhập mà "quên" đi mình mạnh điểm nào để phát huy và phát triển thì sai lầm.

Vì vậy, quan điểm của tôi là cái gì mạnh thì mình làm. Ví dụ, hiện nay mình có tiềm năng về nông nghiệp nhưng du lịch lại đem về lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần, vậy thì tại sao mình không tập trung vào điểm mạnh này để phát huy.

Theo tôi, nếu không là thế mạnh thì hãy xem công nghệ là công cụ để phục vụ các thế mạnh khác, không nhất thiết phải chạy theo hay gia nhập công nghệ bằng mọi cách. Bởi phát huy thế mạnh cũng là cách thoát đói nghèo và tụt hậu.

* Ngoài công nghệ, theo anh, đâu là những lĩnh vực tiềm năng mà giới trẻ Việt Nam có thể đưa ra ý tưởng với khả năng gọi vốn khả thi?

- Đặng Hoàng Minh: Theo tôi, đó có thể là lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là nước nông nghiệp, xuất khẩu lúa gạo, cà phê đều đứng trong nhóm đầu của thế giới nhưng bị hạn chế về chất lượng.

Cho nên, tôi nhận thấy những dự án cung cấp về công nghệ, quy trình trồng trọt, hệ thống phân phối nông sản... để cải thiện chất lượng và hệ thống phân phối nông sản Việt Nam sẽ có tính khả thi, nếu có cơ hội, tôi sẽ làm nhiều hơn về lĩnh vực này.

Thứ hai là mảng giáo dục, ở nước ngoài có mô hình Open University (học đại học qua mạng) mà chất lượng không thua kém khi đến trường (như ở Úc, 5 trường đại học hàng đầu nước này liên kết về chương trình, sau đó dạy qua mạng nhưng học viên vẫn thu thập được kiến thức bổ ích và bằng cấp của họ vẫn được xã hội công nhận).

Theo tôi, mô hình này rất hữu ích vì không phải ai cũng có thời gian đến trường, và hơn nữa, có thể tránh tình trạng quá tải cho các trường đại học.

* Các nhà đầu tư trước khi rót tiền cho startup thường quan tâm đến "một vấn đề nhỏ”, đó là các bạn có thể thay đổi được thế giới hay không. Nhưng dường như đặc điểm chung của nhiều startup tại Việt Nam là khi thành công, họ thường hài lòng quá sớm, bắt đầu tự mãn và không còn duy trì niềm đam mê ban đầu. Hai khái niệm "đam mê” và "thành công" có ý nghĩa thế nào với các anh?

- Nguyễn Dương Huy Vũ: Trên thế giới, một công thức kinh doanh phải gồm: Ý tưởng cộng với hay, lớn và nhân văn. Nhưng tâm lý chung của đa số các bạn trẻ Việt Nam là lúc đầu cũng đam mê, nhưng khi thành công rồi thì lại nghĩ làm sao kiếm được nhiều tiền để hưởng thụ chứ không tiếp tục lăn xả, hy sinh để sống chết vì đam mê như ban đầu.

Vì vậy, các bạn trẻ nên tự hỏi tại sao trên thế giới lại đặt ra công thức kinh doanh như vậy. Quan điểm của tôi: Nếu kinh doanh thành công mà có đủ 4 yếu tố: Ý tưởng + hay + lớn + nhân văn thì đó mới là công việc thú vị và đáng làm. Ngược lại, nếu đích đến của thành công chỉ để có tiền thì cuộc sống đó là thực dụng, không có ý nghĩa.

- Huỳnh Lâm Hồ: Tôi nghĩ, để một doanh nghiệp startup có thể có được thành công nhất định thì đội ngũ phải có sự đam mê và niềm tin rất lớn vào giá trị sản phẩm, dịch vụ mình đang gầy dựng.

Mỗi giai đoạn đều có sự khó khăn và thách thức khác nhau, nếu không có đam mê, tinh thần sẽ xuống dốc và dẫn đến hệ lụy là cả đội ngũ sẽ mất dần nhiệt huyết. Mỗi doanh nghiệp định nghĩa thành công khác nhau, với Haravan, sự hài lòng hay tự mãn quá sớm sẽ không tồn tại vì chúng tôi luôn muốn tạo ra thêm giá trị để gặt hái thành công mỹ mãn.

* Cảm ơn và chúc các anh luôn giữ được niềm đam mê và niềm tin khi đi trên con đường đã chọn!

Nguyễn Dương Huy Vũ, Giám đốc Điều hành Fibo:

Sinh năm 1976, tốt nghiệp Kỹ sư công nghệ thông tin Đại học Tổng hợp TP.HCM, Nguyễn Dương Huy Vũ là một trong ba người sáng lập Công ty PA Việt Nam, đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, tên miền nổi tiếng tại TP.HCM.

Fibo được thành lập để chọn hướng đi riêng là hỗ trợ doanh nghiệp marketing, tiếp thị qua tin nhắn (sms) và email. Hiện nay, Fibo đang cung cấp dịch vụ SMS cho 200 doanh nghiệp để phục vụ việc chăm sóc khách hàng, tiếp thị. Có thể kể đến các khách hàng tiêu biểu như DHL, Intel, Fujifilm, Jetstar, PepsiCo.

Đặng Hoàng Minh, Giám đốc Điều hành Foody.vn:

Đam mê kiến trúc nhưng khi sang Úc du học, nhà đồng sáng lập trang tìm kiếm, đánh giá địa điểm ẩm thực Foody.vn, Đặng Hoàng Minh (32 tuổi), lại chọn chuyên ngành công nghệ thông tin vì nghĩ rằng đây là lĩnh vực "có chỗ đứng" trong tương lai. Trước khi ra mắt Foody.vn vào năm 2012, Đặng Hoàng Minh đã có mấy năm không thành công với một trang mạng cũng chuyên về địa điểm ăn uống, nguyên nhân được Minh giải thích là do "quá tham thông tin, từ xã hội đến thị trường, kinh doanh, nhà cung ứng, cái gì cũng muốn thể hiện lên web".

Tuy nhiên, sau thất bại đó, Minh bắt đầu lại với Foody.vn, gặp gỡ, tiếp xúc với quỹ đầu tư mạo hiểm Nhật Bản CyberAgent Ventures, nghe họ chia sẻ, góp ý để tự điều chỉnh mình.

Đến nay, Foody.vn đã tạo nên cộng đồng với hơn 38,6 triệu người sử dụng trong và ngoài nước, tích hợp 134.274 địa điểm ẩm thực (nhà hàng, quán ăn, khu du lịch...) cùng hơn 366.500 bình luận được chia sẻ... Hiện, Đặng Hoàng Minh cùng các nhà đầu tư đang phát triển Foody sang thị trường Indonesia

Huỳnh Lâm Hồ, Giám đốc Điều hành Haravan:

Thành lập hồi tháng 3/2014, Haravan là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trực tuyến. Được biết, Haravan cũng là dự án được ông Đinh Anh Huân, một trong năm nhà sáng lập chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, đầu tư ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng.

CEO Huỳnh Lâm Hồ bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến từ năm 2013, công việc phát triển khá tốt dẫn đến nhu cầu mở thêm cửa hàng "offline". Khi tìm hiểu các giải pháp có thể giải quyết vấn đề của mình, anh đặc biệt thích thú với mô hình của Shopify: Cho phép người kinh doanh kết nối với những cộng đồng họ đã biết để phát triển doanh nghiệp.

Từ cảm hứng này, Huỳnh Lâm Hồ và nhóm sáng lập gồm 10 người đã cho ra đời Haravan với mục tiêu đầu tiên: Ai cũng có thể làm web. Haravan là đơn vị có tốc độ tăng trưởng người sử dụng khá ấn tượng, hiện có 42.000 tài khoản đăng ký dùng thử dịch vụ của Haravan, trong đó số trả phí là 3.600. Tốc độ tăng trưởng người sử dụng mới trung bình ở Haravan là 25% mỗi tháng.

Theo DNSG

Startup tại Việt Nam: "Sống sót" là kỹ năng số 1 trong khỏi nghiệp

Startup tại Việt Nam: "Sống sót" là kỹ năng số 1 trong khỏi nghiệp

Môi trường startup tại Việt Nam đang đặt ra những rào cản buộc những CEO, founder muốn thành công cần phải kinh nghiệm hơn, dày dặn hơn và “sành sỏi” hơn.

Một startup có thể đi từ giai đoạn “idea” (ý tưởng hoặc ý niệm về những gì mình sẽ làm) sang “prototype” (đã có sản phẩm mẫu).



Nhưng khi cần thêm tiền để bước vào giai đoạn thương mại hóa, startup bắt đầu gọi vốn lần đầu tiên, vòng gọi vốn này thường được gọi là “Seed fund”. Ở giai đoạn này, các Nhà đầu tư cá nhân thường tham gia vào hơn là Quỹ đầu tư, kể cả Quỹ đầu tư mạo hiểm cũng ít khi tham gia vào từ giai đoạn rất sớm này, trừ những thị trường mới nổi, đang rất “sốt”.

Khi doanh nghiệp sử dụng hết lượng tiền ở giai đoạn đầu, theo kế hoạch họ bước vào vòng gọi vốn thứ 2, vòng này thường được gọi là “Serie A”. Vòng gọi vốn tiếp theo nữa sẽ được gọi là “Serie B”, rồi “Serie C”, “Serie D”… Cứ thế theo bảng chữ cái Alphabet.

Hệ sinh thái startup Việt Nam

Cộng đồng startup Việt Nam hiện nay cũng có những nét tương đồng với thế giới. Trong đó bao gồm các quỹ đầu tư Serie A, lượng vốn đầu tư khoảng 200 nghìn – 2 triệu USD; Serie B rót vốn mỗi vòng khoảng dưới 10 triệu USD.

Hiện tại ở Việt Nam, số lượng các quỹ hoạt động (active) nhiều nhất tại 2 vòng gọi vốn này chủ yếu rơi vào 3,4 cái tên như CyberAgent, Inspire Ventures… Ngoài ra khá nhiều quỹ liên tục ra vào để tìm kiếm cơ hội.



Tiếp đến, là một số quỹ Seed đầu tư khoảng dưới 100 nghìn USD. Các vườn ươm hay bệ phóng doanh nghiệp như Topica, .Egg, 5Desire… Coworking space như Hub.IT cũng khá nổi tiếng, các tổ chức chính phủ hỗ trợ như Cục Thương mại hóa Công nghệ (Bộ KHCN).

Ngoài ra là các cộng đồng mạng, trong đó cộng đồng Launch là lớn nhất tại Việt Nam hiện giờ có khoảng 18.000 người, và một số Blog tiếng Việt.

Trong vài năm qua, nhiều người cho rằng nền kinh tế khó khăn sẽ khiến đầu tư mạo hiểm giảm đi, nhưng thực ra thì không phải vậy. Theo thống kê, số lượng các thương vụ đầu tư càng ngày càng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Trước năm 2011 chỉ có khoảng 10 deal (thương vụ) 1 năm, nhưng từ 2012 trở đi con số tăng lên khoảng 24-25 deal mỗi năm, riêng trong năm 2014 vừa qua đã có 28 deal đầu tư mạo hiểm được thực hiện.

Trong tổng số 28 thương vụ đầu tư mạo hiểm trong năm 2014, có 7 deal do quỹ Nhật, 6 deal do quỹ Mỹ đầu tư, 6 deal do mua bán sáp nhập, 6 deal của một số nhóm Việt kiều.

Vậy, như thế nào thì được gọi là một startup thành công ở Việt Nam?

Startup được coi là thành công nếu được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu đạt ngưỡng 2 triệu USD, hoặc gọi vốn thành công từ vòng Serie B trở lên. Tất nhiên định nghĩa này chưa hẳn đã đầy đủ, và chưa tính đến những ngoại lệ khác nữa.

Tạm xét tới những tiêu chí kể trên, cho đến nay mới chỉ có khoảng dưới 30 startup trong ngành CNTT ở Việt Nam được tạm gọi là thành công. Có thể kể đến những cái tên như VCCorp, VNG, Cốc Cốc, Joomlart, Eway, Peacesoft, Tiki,...

Sống sót là kỹ năng số 1

Tại nước ngoài, ví dụ như Mỹ, môi trường startup rất thuận lợi có thể ví với một sân golf , trẻ em được tạo điều kiện và cũng có thể đánh golf được, tất nhiên là cần có năng khiếu. Theo thống kê của trang tin TechCrunch, có đến 11% những CEO công nghệ thành đạt tại Mỹ đã gặt hái được thành công khi họ chưa bước qua tuổi 24.

Còn tại Việt Nam, founder được ví vui giống như một "ông người rừng". Môi trường startup được ví như một khu rừng rậm, trong đó rất nhiều loài "hổ báo" sẵn sàng nhảy vào ăn thịt. Do vậy, Founder cần trang bị vũ khí, súng ống và cần kinh nghiệm dày dặn mới có thể tồn tại được.



Lấy Mark Zuckerberg làm ví dụ, CEO Topica Phạm Minh Tuấn đã chỉ ra 5 điểm khác biệt của chung của các nhà khởi nghiệp Việt Nam:

- Tuổi tác: Trong khi Mark Zuckerberg bỏ học để khởi nghiệp lúc 19 tuổi. Founder tại Việt Nam già hơn, tuổi trung bình khi bắt đầu startup là 28,8 tuổi. Cũng có những ngoại lệ như Nguyễn Hòa Bình - CEO Peacesoft hay Nguyễn Xuân Tài - CEO Sóc Bay.

- Chưa từng bỏ học: 78% founder đã từng đi làm ít nhất ở 2 nơi, hoặc đã từng khởi nghiệp ít nhất 2 lần.

- Du học: 50% founder đã từng đi học hoặc đi làm ở nước ngoài, vẫn có ngoại lệ như anh Vương Vũ Thắng, Nhan Thế Luân.

- Chạy marathon: Ở nước ngoài có khá nhiều startup khởi nghiệp sau 1 - 2 năm giá trị đã tăng lên 1 tỷ USD, mỗi founder có thể startup tới 4 - 5 lần. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, trung bình mỗi founder đồng hành với startup 5 đến 7 năm mà vẫn chưa exit (thoái vốn) được. Có những trường hợp ngoại lệ như Tiki mới 3 năm đã gọi Serie B, nhưng vẫn phải "trường kỳ kháng chiến" tiếp và cũng chưa thể exit ngay được.

- Sao chép: Hầu hết các startup Việt Nam đều dựa theo một mô hình thành công từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc đem một mô hình thế giới về "rừng rậm" áp dụng mà tồn tại được đã là một thành công. Và hiếm ai làm một mô hình mới hoàn toàn, bởi sáng tạo ra một cái gì đó mới hẳn không phải là dễ. Có thể lấy ví dụ như Vật giá theo Rakuten, Chợ điện tử theo Ebay, VNG theo Tencent…

Bên cạnh nhóm founder trong nước, cũng phải kể đến nhóm founder Việt kiều ở Silicon Valley. Họ khởi nghiệp tại Mỹ, gọi vốn rồi quay về Việt Nam xây dựng đội ngũ phát triển, nổi bật có thể kể tới là Misfit, Adatao , Seespace...

Ngoài ra, một nhóm khá đặc biệt có thể tạm gọi là "thiên tài", "bỗng dưng" xuất hiện có thể kể đến như Nguyễn Hà Đông và Võ Thanh Quảng - người sáng lập ra Haivl. Cả 2 người này đều có thể được gọi là "thiên tài", nhưng khác nhau ở một điểm là một người "sống sót" được còn người kia thì không.

Tóm lại, môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam đang đặt ra những rào cản buộc những CEO, founder muốn thành công cần phải kinh nghiệm hơn, dày dặn hơn và “sành sỏi” hơn.

Trong một môi trường startup được ví như "rừng rậm" như ở Việt Nam, kỹ năng sống sót được coi là kỹ năng quan trọng nhất đối với tất cả startup. Sáng tạo chỉ là kỹ năng số 2 mà thôi, và đối với các thiên tài cũng không phải ngoại lệ.

Theo Trí Thức Trẻ

Những kỹ năng kinh doanh cần có khi khởi nghiệp

Những kỹ năng kinh doanh cần có khi khởi nghiệp - Những kỹ năng sau đây sẽ giúp khởi nghiệp viên vận hành doanh nghiệp của mình một cách tốt hơn.

1. Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho khởi nghiệp viên những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh và thích ứng với thị trường trong tương lai. Những yếu tố được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:

- Xu hướng thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng

- Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh và đối chiếu với doanh nghiệp mình

- Nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.



2. Thử nghiệm những ý tưởng kinh doanh

Trong bối cảnh hiện tại, không khó để thử nghiệm các ý tưởng trong kinh doanh. Có thể sử dụng internet, tham khảo những mô hình tương tự và phân tích điểm mạnh điểm yếu. Nếu cảm thấy phù hợp, hãy tiến hành trên một phạm vi nhỏ hẹp và đánh giá mức độ thành công trước khi quyết định áp dụng rộng rãi.

3. Phát triển kế hoạch kinh doanh

Thị trường thay đổi từng ngày và mô hình kinh doanh cho dù hoàn hảo đến mấy cũng có thể phải chỉnh sửa. Ngoài ra, phải liên tục tìm thêm những nguồn doanh thu mới và tham khảo những động thái của đối thủ trên thị trường

4. Tiết kiệm chi phí

Khởi nghiệp sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lý trong giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển

5. Nghệ thuật đàm phán

Thương lượng là một trong những kỹ năng mạnh nhất một doanh nhân có thể có được. Khi cơ hội đến, khởi nghiệp phải biết làm thế nào để thương lượng với mức giá thấp nhất có thể và bán sản phẩm, dịch vụ với mức giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, nếu kỹ năng đàm phán của khởi nghiệp chưa tốt, hãy nghiên cứu nghệ thuật đàm phán và thực hành làm việc đó bất cứ khi nào có cơ hội.

6. Biết chấp nhận thất bại.

Thương trường là chiến trường, thất bại là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên hãy học cách chấp nhận thất bại để đổi lấy kinh nghiệm và nhìn nhận lại minh. Cần giữ một tinh thần cởi mở và ý chí bền bỉ trước những khó khăn và chấp nhận đương đầu với nó, bởi nếu né tránh, sẽ lại có khó khăn khác tìm đến.

Ngoài ra, nên tìm hiểu những mô hình kinh doanh tương tự để tránh đi phải những vết xe đổ của người đi trước

Theo KillerStartups

Những bước để bạn thành doanh nhân khi còn là sinh viên

Những bước để bạn thành doanh nhân khi còn là sinh viên - Để trở thành một nhà doanh nhân bạn sẽ làm gì, là một doanh nhân bạn nghĩ khi nào mình sẽ bắt đầu, bạn là 1 nhà doanh nhân khi bạn bao nhiêu tuổi.

Bạn có nghĩ khi còn là sinh viên bạn có thể trở thành một doanh nhân,có lẽ bạn nghĩ đó là điều mơ hồ nhưng nó sẽ thành sự thật.

Dưới đây là 6 bước giúp bạn từ sinh viên thành một doanh nhân :


Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Những lý do tại sao bạn chưa thành triệu phú trong kỹ năng khởi nghiệp

Những lý do tại sao bạn chưa thành triệu phú trong kỹ năng khởi nghiệp 

Bạn nghĩ tại sao bạn vẫn chưa thành nhà triệu phú trong khi số tiền bạn kiếm được hàng tháng với số tiền không phải là nhỏ. Vậy lý do nằm ở đâu.

Bạn biết các nguyên lý hoạt động của đồng tiền chưa, nếu bạn hiểu được nó thì bạn sẽ thành công và kiếm được rất nhiều tiền trên số tiền bạn có, và ngược lại bạn sẽ là kẻ thất bạn và bạn sẽ chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng.

Sang nước ngoài du lịch, quyên góp cả tấn tiền cho quỹ từ thiện hay nghỉ hưu sớm là những việc làm thường thấy của giới nhà giàu. Rất tiếc là bạn vẫn chưa được trải nghiệm điều đó. Bạn cho rằng cuộc sống có quá nhiều rào cản giúp bạn chạm đến ngưỡng cửa của người giàu. Trên Entrepreneur, Brandon Turner – Phó chủ tịch Bigger Pockets đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này và cách khắc phục chúng ngay lập tức.



1. Mỗi tháng bạn đều tiêu hết sạch tiền

Bạn sẽ nói rằng sếp trả lương bèo bọt, công ty dạo này làm ăn không tốt, hay bất cứ lý do gì để biện minh cho việc chẳng còn mấy tiền dư hàng tháng. Nhưng sự thật là bạn đang chi quá phóng tay. Đừng quan tâm bạn kiếm được bao nhiêu, 2.000 USD hay 20.000 USD cũng chẳng quan trọng. Nếu không thay đổi thói quen của mình, bạn vẫn sẽ cháy túi thôi.

Các triệu phú luôn sống với số tiền ít hơn số họ kiếm được. Thay vì nâng tầm cuộc sống khi thu nhập cao hơn, họ chọn cách buộc số tiền dư đó làm việc cho mình qua nhiều dạng đầu tư, như kinh doanh, cổ phiếu, bất động sản…

Giải pháp: Kiểm tra chi tiết tài khoản ngân hàng 3 tháng một lần, xem mình đã tiêu vào việc gì và phân loại chúng. Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiêu về sau. Nếu thấy khó, bạn có thể đọc một số bài viết nổi tiếng về vấn đề này trên Internet. Biết đâu ngày nào đó, chúng sẽ giúp bạn thành triệu phú

2. Không hiểu cách hoạt động của đồng tiền

Tiền không phải là một chủ đề phức tạp. Nhưng rất ít người hiểu được nguyên lý hoạt động của nó. Bạn có thể đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, hay cho cha mẹ mình. Nhưng trách nhiệm giải quyết vẫn là của bạn. Bạn phải tìm hiểu tiền được làm ra như thế nào, nắm giữ ra sao và đầu tư vào đâu.

Giải pháp: Đọc một số cuốn sách nổi tiếng, như “Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki hay “Người giàu nhất thành Babylon” của George Clason. Nhưng đừng chỉ đọc thôi, hãy biến những kiến thức đó thành của bạn. Hãy tranh luận chúng với người khác. Tài chính cá nhân là việc hoàn toàn có thể học được. Và nếu nắm vững chúng, bạn sẽ phát hiện ra của cải dễ gây dựng hơn so với mình nghĩ rất nhiều.Các triệu phú hiểu rằng tiền không phải là thứ gì đó có thể đào lên, giành lấy hay tạo ra một cách ngẫu nhiên. Giàu có không phải là thứ từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của một hành động. Gây dựng tài sản là cuộc chơi lớn nhất thế giới. Và nếu muốn giành chiến thắng, bạn phải hiểu luật. Vì thế, hãy bắt đầu học đi.

3. Không tạo bộ sưu tập tài sản

Công việc sẽ chẳng bao giờ giúp bạn giàu có đâu. Vì vậy, hãy bắt đầu tạo một bộ sưu tập tài sản cho riêng mình. Theo góc độ kinh tế, tài sản được định nghĩa “là một tài nguyên có giá trị kinh tế với một cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia sở hữu hay kiểm soát chúng, vời kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong tương lai”.

Các triệu phú đang làm việc này rất tích cực. Tài sản có thể là một doanh nghiệp có lãi, một danh mục đầu tư cổ phiếu hoặc một miếng đất có tiềm năng.

Xe hơi của bạn không phải là tài sản. Đồ điện tử mới tinh bạn vừa mua cũng vậy. Thậm chí là cả căn nhà cũng không phải nốt. Chúng được gọi là tiêu sản, là những gánh nợ đang đè nặng lên tương lai tài chính của bạn.

Vì thế, đừng sưu tập chúng thêm nữa. Hãy bắt đầu gom những thứ có thể giúp bạn giàu có trong dài hạn.

Giải pháp: Lên danh sách cụ thể tất cả tài sản trong cuộc sống, cũng như giá trị hiện tại. Bạn có hài lòng với chúng không? Sau đó, lại lên kế hoạch chi tiết việc mua thêm các tài sản nữa và kiềm chế bản thân không mua quá nhiều tiêu sản.

Trở thành triệu phú không phải là điều bất khả thi. Trên thực tế, nó sẽ rất dễ dàng nếu bạn biết dành thời gian và kiến thức cho việc đó. Những rào cản phải vượt qua khá lớn. Nhưng nếu muốn tiếp tục cuộc chơi tiền tệ, hãy làm theo các cách trên. Bạn sẽ cán đích sớm thôi.

4. Đánh giá sai tầm quan trọng của giáo dục

Có lẽ là do bạn bận bịu. Bạn phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày và thậm chí chẳng có đủ thời gian hoàn thành hết công việc. Bạn đã hy sinh việc học của mình và làm giảm nghiêm trọng khả năng trở thành triệu phú. Người giàu chưa bao giờ ngừng học, dù họ có cả tỷ việc phải làm.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên chương trình The Tim Ferriss Show, Noah Kagan cho biết sáng nào anh cũng đọc sách và dành thời gian mỗi sáng thứ Ba để học. Kagan là một trong những nhân viên đầu tiên của Facebook và là nhà sáng lập công cụ hỗ trợ marketing SumoMe.

Lần cuối cùng bạn lên thời gian biểu để học là khi nào vậy? Bạn đã cố hết sức để sắp xếp khi công việc đồng chéo hay chưa ?

Giải pháp: Nghe buổi phỏng vấn của Noah Kagan đi. Nó sẽ giúp bạn đến gần mục tiêu triệu phú hơn là cả tấn báo cáo bạn phải xem hàng ngày đấy.

Nguồn : kynang.edu.vn

Video "tán gẫu về kĩ năng sống !"

Video "tán gẫu về kĩ năng sống !"



Giới thiệu qua video tán gẫu kĩ năng sống : video chia sẻ những định nghĩa, hay định hình về kỹ năng sống liên quan đến cách tương tác ứng xử về hành vi : 



- Kĩ năng sinh tồn của con người
- Kĩ năng sống với thai nhân (đối ngoại, ngoại giao)
- Kĩ năng sống với chính mình

Nguồn : Sưu Tầm

Video ebook "phút nhìn lại mình" sách hay về kỹ năng sống

Video ebook "phút nhìn lại mình" sách hay về kỹ năng sống 



Giới thiệu ebook "phút nhìn lại mình" sách hay về kỹ năng sống  : 




Đây là cuốn sách mà bạn chỉ đọc trong một giờ nhưng giá trị của nó có thể giúp bạn thay đổi cuộc sống!

"Trong cuộc sống có những lúc cần hướng về phía trước, suy nghĩ và chuyển động nhanh, có những lúc cần tĩnh lặng, nhìn lại và điều chính. Mọi thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống đều bắt đầu từ nguồn sáng nội tâm." - Khuyết danh

Cuốn sách nổi tiếng của Spencer Johnson với cách nhìn mới và rất giản dị nhưng thực sự có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn, giúp bạn vượt qua những khó khăn thử thách và trên hết là tránh lãng phí sức lực và thời gian trong cuộc hành trình đi tìm chính mình.

Đây là một cách tư duy có giá trị như một chân lý rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Khi thành công và hạnh phúc cuộc sống có lúc mâu thuẫn với nhau. Khi áp lực công việc và những lo toan, những nghịch cảnh, những suy nghĩ đa chiều đã khiến chúng ta di chuyển quá nhanh trong cuộc sống. Để rồi đến một lúc chúng ta thực sự muốn tìm lại được sự thanh thản của tâm hồn, tìm được sự tĩnh lặng của nội tâm, giúp chúng ta khơi gợi cảm hứng và sức mạnh tiềm ẩn để tìm được hạnh phúc trong tình yêu, ý nghĩa, niềm vui của cuộc sống và thành công trong công việc.

Hãy dành cho bạn "phút nhìn lại mình", nhìn lại những gì bạn đang làm hay đang dự định làm, rồi sau đó tự hỏi điều gì là ý nghĩa và tốt nhất cho bạn. Và rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự quý giá. Khi nhìn lại được mình, tìm được sự tĩnh lặng, chiêm nghiệm về những giá trị của thất bại và thành công, của điều được điều mất, của sự cho và nhận, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin hơn trên chặng đường sắp tới. Và tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn. Chúc các bạn luôn được hạnh phúc và thành công.

Nguồn : Sưu Tầm

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Cùng đọc "7 câu nói của Steve Jobs có thể thay đổi sự nghiệp của bạn"

Cùng đọc "7 câu nói của Steve Jobs có thể thay đổi sự nghiệp của bạn" - “Tôi không trở về Apple để kiếm tiền. Khi mới 25 tuổi, tôi đã có khối tài sản trị giá 100 triệu USD. Chẳng có cách nào để tiêu hết số đó cả, và tôi sẽ không dùng tiền để chứng minh trí tuệ của mình”. 

cau chuyen thanh cong, cau noi steve jobs


Đây là một trong những câu nói “rút ruột” của huyền thoại công nghệ khiến nhiều người phải suy ngẫm.

1. “Tôi tin rằng 50% quyết định một doanh nhân thành công hay thất bại chỉ đơn thuần là ở tính kiên trì”

Jeff Haden – biên tập viên tạp chí Inc lý giải mọi người đều nói họ muốn làm nhiều việc hơn. Nhưng trên thực tế, không có ai thực hiện được điều đó. Hầu hết mọi người nghĩ rằng chẳng ai làm như vậy, nên họ cũng chẳng tội gì phải làm. Và họ từ bỏ. Đó là lý do vì sao những người thành công thường rất hiếm hoi. Và chính những việc bạn làm nhiều hơn người khác sẽ cho bạn cơ hội.

Đi sớm. Về muộn. Làm nhiều việc hơn. Gọi thêm điện thoại. Gửi thêm email. Nghiên cứu nhiều hơn. Hỗ trợ khách hàng tận tình hơn nữa.

Đừng đợi đến khi được yêu cầu, hãy tự giác. Đừng chỉ ra lệnh cho nhân viên, hãy chỉ dẫn và làm việc cùng họ.

Khi làm việc gì đó, hãy làm nhiều hơn nếu có thể, đặc biệt nếu không ai khác chịu làm. Điều đó sẽ không dễ dàng gì. Nhưng chính nó tạo nên sự khác biệt cho bạn. Và theo thời gian, điều đó sẽ khiến bạn trở nên cực kỳ thành công.

2. “Những thứ tôi trân trọng không tốn một xu nào cả. Rõ ràng tài nguyên quý giá nhất mà chúng ta có là thời gian”

Thời hạn về bản chất chỉ là những thông số, nhưng thường mang nghĩa tiêu cực. Nếu có 2 tuần để hoàn thành nhiệm vụ, hầu hết mọi người sẽ phân bổ nguồn lực của mình để thực hiện việc đó trong vừa đúng 2 tuần, dù họ có thể làm xong sớm hơn.

Vì thế hãy quên hết các loại hạn chót đi. Làm mọi thứ nhanh và hiệu quả nhất có thể. Sau đó, hãy sử dụng thời gian rảnh để hoàn thành những công việc khác theo cách tương tự.

Người bình thường để thời gian chi phối mình. Còn người giỏi để ý chí của mình làm chủ thời gian.

3. “Hình mẫu trong kinh doanh của tôi là nhóm nhạc The Beatles. Bốn người họ hỗ trợ và cân bằng lẫn nhau. Và thành công của cả nhóm luôn rực rỡ hơn thành công của từng thành viên. Kinh doanh cũng như vây: Thành tựu vĩ đại không bao giờ được mang lại bởi một cá nhân duy nhất, mà nó là nỗ lực của cả tập thể“

Sẽ có vài nhân viên khiến bạn phát điên. Có những khách hàng khiến bạn khó chịu. Một số người bạn của bạn thật ích kỷ và chỉ nghĩ cho bản thân. Nhưng đừng phàn nàn nữa. Bởi bạn chính là người đã chọn họ để xuất hiện trong cuộc đời mình.

Nếu những người xung quanh làm bạn không vui, đó không phải là lỗi của họ, mà chính là lỗi của bạn. Bạn là người để họ hiện diện trong cuộc đời bạn.

Hãy nghĩ tới kiểu bạn mà bạn muốn làm việc cùng, những khách hàng mà bạn muốn phục vụ và những người bạn mà bạn muốn có. Sau đó, hãy thay đổi cách làm để thu hút những người đó. Người chăm chỉ sẽ muốn làm việc với người chăm chỉ. Người tốt sẽ chỉ giao thiệp với người tốt.

Những nhân viên xuất sắc sẽ chỉ muốn làm việc cho những ông chủ xuất sắc. Hãy trở nên tốt nhất có thể, và bạn sẽ luôn có những người còn giỏi hơn nữa xung quanh mình.

4. “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu”

Hãy hỏi mọi người vì sao họ thành công. Câu trả lời của họ sẽ chỉ toàn những đại từ “tôi”. Thi thoảng bạn mới có thể nghe thấy từ “chúng tôi”.

Sau đó hãy hỏi vì sao họ thất bại. Hầu hết họ sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh, như nền kinh tế bất ổn, thị trường chưa đủ tiềm năng hay nhà cung cấp không đáp ứng kịp. Họ sẽ nói rằng thất bại đó là do ai khác hoặc thứ gì khác gây nên. Và như thế, họ sẽ chẳng bao giờ học được gì từ thất bại.

Đôi khi sẽ có những việc ngoài tầm kiểm soát khiến chúng ta thất bại Nhưng đa phần nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân bạn. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Người thành công nào cũng từng thất bại. Và nhờ vậy mà giờ đây họ mới thành công.

Hãy trân trọng những thất bại; nhận trách nhiệm, học hỏi, rút kinh nghiệm từ chúng và hãy chắc chắn rằng không mắc phải sai lầm đó thêm một lần nữa.

5. “Công việc sẽ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời bạn, và cách duy nhất để cảm thấy hoàn toàn hài lòng là làm những gì bạn cho là tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm tốt là yêu lấy công việc bạn đang làm. Nếu bạn chưa tìm thấy công việc yêu thích, hãy cứ tiếp tục. Đừng dừng lại. Sẽ đến lúc con tim chỉ cho bạn thấy bạn đã tìm được nó”

Bạn không biết đam mê của mình là gì? Không sao cả. Hãy chọn làm điều gì đó thú vị và có lợi cho tài chính của bạn. Một công việc mà người ta sẽ phải trả tiền để bạn làm hoặc cung cấp.

Sau đó hãy làm việc thật chăm chỉ, nâng cao các kỹ năng, dù đó là công việc sáng tạo, bán hàng hay quản lý… tất cả những gì chuyên môn của bạn yêu cầu. Cảm giác thỏa mãn và trọn vẹn từ những thành công nho nhỏ sẽ cho bạn động lực để tiếp tục làm việc chăm chỉ và hoàn thiện các kỹ năng.

Rồi sẽ có một ngày bạn thức dậy và cảm thấy cực kỳ viên mãn – bởi bạn đang làm một công việc tuyệt vời, một công việc mà bạn đã yêu thích..

6. “Sự sáng tạo phân biệt giữa người đi đầu và kẻ theo sau”

Ý tưởng không kèm theo hành động thì chỉ là sự hối tiếc. Mỗi ngày, người ta lại để cho sự chần chừ và thiếu quyết đoán ngăn cản họ thực hiện hóa ý định của mình. Hãy nghĩ về một vài ý tưởng mà bạn đã từng có, một công việc kinh doanh, sự nghiệp mới hay đơn giản chỉ là việc làm thêm.

Nghĩ lại, đã có bao nhiêu ý tưởng của bạn trở thành hiện thực, đặc biệt là khi bạn đã dốc hết sức vì nó? Phần lớn ý tưởng của bạn có thể thành hiện thực chứ?

Tôi đoán là có – vì thế hãy học cách tin tưởng vào đánh giá, nhận định hay thậm chí là linh cảm của bản thân. Đôi khi chúng có thể không chính xác, nhưng nếu bạn không chịu hành động thì chúng sẽ luôn sai mà thôi.

7. “Tôi không trở về Apple để kiếm tiền. Tôi đã đủ may mắn để trở nên giàu có. Khi mới 25 tuổi, tôi đã có khối tài sản trị giá 100 triệu USD. Tôi quyết định không để điều đó hủy hoại cuộc đời mình. Chẳng có cách nào để tiêu hết số tiền đó cả, và tôi không dùng tiền để chứng minh trí tuệ của mình”

Tiền rất quan trọng. Nó giúp bạn làm được nhiều việc. Nhưng sau một thời điểm nào đó, tiền bạc không làm người ta hạnh phúc hơn. Theo nghiên cứu của Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ, “sau mức lương 75.000 USD một năm, thu nhập có cao hơn nữa cũng không khiến bạn hạnh phúc hay giúp bạn thoát căng thẳng và mệt mỏi”.

Như người ta vẫn nói: Theo đuổi vật chất sẽ khiến bạn cảm thấy bớt hạnh phúc đi.

Hãy thử nghĩ, bạn muốn có một ngôi nhà lớn hơn. Bạn cần một ngôi nhà lớn hơn. Và bạn mua nó. Bạn cảm thấy thật tuyệt cho tới khi nhận ra ngôi nhà lớn cuối cùng chỉ là ngôi nhà mà thôi.

Đó là vì vật chất chỉ mang lại hạnh phúc tạm thời. Để hạnh phúc hơn, đừng theo đuổi tiền bạc. Hãy tìm kiếm trải nghiệm.

Hà Tường (theo LinkedIn)

Soạn thảo văn bản "mẫu hợp đồng thuê nhà"

Soạn thảo văn bản "mẫu hợp đồng thuê nhà" -  nay kynang8x.blogspot.com chia sẻ mọi người mẫu hợp thuê nhà ở công vụ để mọi người tham khảo.

mau hop dong thue nha o cong vu, soan thao van ban


1.    MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:…./HĐ-    ……., ngày …….. tháng ….. năm ……
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở CÔNG VỤ
(Hợp đồng mẫu)
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ  Nghị định số……/2006/NĐ-CP ngày ……. tháng ……. năm  …… của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số …….. ngày…….. của …………………. về việc bố trí nhà ở công vụ,
Chúng tôi gồm:
CƠ QUAN QUẢN LÝ CÔNG VỤ (sau đây gọi tắt là Bên A): 

– Ông (bà):  ………………………… Chức vụ:
– Đại diện cho:
– Địa chỉ cơ quan:
– Điện thoại:…………………………. Fax:
– Tài khoản: …………………………..tại Ngân hàng:
CÁN BỘ CÔNG CHỨC SỬ DỤNG NHÀ CÔNG VỤ (sau đây gọi tắt là Bên B):
Ông (bà): …………………Chức vụ:
Số CMND:
Điện thoại:
Cơ quan công tác:
CƠ QUAN QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC SỬ DỤNG NHÀ CÔNG VỤ (sau đây gọi tắt là Bên C):
– Ông (bà):  ………………………… Chức vụ:
– Đại diện cho:
– Địa chỉ cơ quan:
– Điện thoại:…………………………. Fax:
– Tài khoản: …………………………..tại Ngân hàng:
Các bên thống nhất ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ dùng cho mục đích để ở và sinh hoạt với các nội dung sau:
I. Đặc điểm chính của nhà ở
1. Địa chỉ nhà ở:
2. Cấp (hạng) nhà ở:
3. Tổng diện tích sàn nhà ở là……….m2, trong đó diện tích chính là……m2, diện tích phụ là…………m2.
II. Giá cho thuê nhà ở công vụ và phương thức thanh toán
1. Giá cho thuê nhà ở .    .đồng/tháng.
(Bằng chữ:     ….)
Giá cho thuê này đó bao gồm các chi phí về bảo trì, quản lý vận hành nhà ở. Giá thuê sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước có thay đổi về khung giá hoặc giá cho thuê nhà ở công vụ. Bên A có trách nhiệm thông báo giá mới cho Bên B và Bên C biết trước khi áp dụng ít nhất là 03 tháng.
2. Các chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác do Bên thuê thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ theo hợp đồng cụ thể giữa Bên thuê với các đơn vị cung cấp này.
3. Phương thức thanh toán: Bên B trả trực tiếp cho Bên A bằng (tiền mặt, chuyển khoản hoặc hình thức khác) …………vào ngày …….. hàng tháng.
III. Thời điểm giao nhận nhà ở và thời hạn cho thuê nhà ở công vụ
1. Thời điểm giao nhận nhà ở là ngày………tháng…… năm ………..
2. Thời hạn cho thuê nhà ở công vụ là …………..năm  (………. tháng), kể từ  ngày ..………….đến ngày ………………..
Trước khi hết thời hạn hợp đồng, Bên B phải làm thủ tục xác nhận vẫn thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ để ký tiếp hợp đồng.
IV. Quyền và nghĩa vụ của Bên A 
1. Quyền của Bên A:
a) Yêu cầu Bên B sử dụng nhà đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở;
b) Yêu cầu Bên B có trách nhiệm trong việc sửa chữa phần hư hỏng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Yêu cầu Bên B trả đủ tiền thuê nhà đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên B sử dụng nhà ở sai mục đích hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Bên B sau khi đó được Bên A thông báo bằng văn bản;
đ) Nhận lại nhà trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở xó hội quy định tại Mục VI của Hợp đồng này.
2. Nghĩa vụ của Bên A:
a) Giao nhà cho Bên B đúng ngày quy định tại khoản 1 Mục III của Hợp đồng này;
b) Phổ biến cho Bên B quy định về quản lý sử dụng nhà ở;
c) Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn phần sử dụng riêng của Bên B;
d) Bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở.
V. Quyền và nghĩa vụ của Bên B 
1. Quyền của Bên B:
a) Nhận nhà ở theo đúng ngày quy định tại khoản 1 Mục III của Hợp đồng này;
b) Đề nghị Bên A sửa chữa kịp thời những hư hỏng để bảo đảm an toàn;
c) Được tiếp tục thuê nếu vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được bố trí nhà ở công vụ.
2. Nghĩa vụ của Bên B:
a) Sử dụng nhà đúng mục đích; giữ gìn nhà ở và có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng, bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
¬b) Trả đủ tiền nhà đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng;
c) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở;
d) Không được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác thuê lại hoặc cho mượn;
đ) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;
e) Giao lại nhà cho Bên A trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại Mục VII của Hợp đồng này.
VI. Quyền và nghĩa vụ của Bên C
1. Có trách nhiệm trả phần chênh lệch tiền thuê nhà mà Bên B phải trả theo quy định (nếu có) Bên A đúng thời hạn quy định tại khoản 3 Mục II của Hợp đồng này.
2. Trừ tiền lương để thanh toán tiền nhà trong trường hợp 03 tháng liên tục mà Bên B không thanh toán tiền thuê nhà.
3. Thông báo cho Bên A khi Bên B hết tiêu chuẩn được ở nhà công vụ, chuyển công tác hoặc nghỉ công tác.
VII. Chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ở công vụ
Việc chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ở công vụ được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Hợp đồng hết thời hạn;
2. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 41 của Nghị định số …. /2006/NĐ-CP ngày ……tháng …..năm …..của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
VIII. Các quy định khác (nếu có)IX. Điều khoản thi hành
Các Bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung đó ký. Trường hợp có tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng thì phải trình cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh xem xét xử lý. Nếu không thỏa mãn kết quả xử lý của cơ quan này thì đề nghị Tòa án xét xử.
Hợp đồng được lập thành 04 bản và có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ  01 bản và 01 bản lưu tại cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày các bên ký kết./.
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ
(Ký và ghi rõ họ tên)
CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ Ở CÔNG VỤ
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký)


CƠ QUAN QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên,
chức vụ của người