Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Quản trị thời gian hiệu quả để đi học MBA

Dạo này Nhân Viên Mới được khá nhiều người rủ đi học MBA, chắc do kinh tế khủng hoảng, người tạm thời "không muốn đi làm" thì muốn tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi nâng cao kiến thức cho đỡ phí hoài, người đã đi làm thì muốn nâng cao kiến thức, mở rộng mối quan hệ để giữ ghế và hơn thế, người ... nói chung là muôn vàn lý do, nói chung là... người người nhà nhà nô nức đi học MBA. 

Vậy các chị em (bữa nay nói riêng với người phụ nữ của gia đình thôi nhé ^^) quản lý thời gian dư lào để vừa có những khoảnh khắc cho riêng mềnh, vừa đủ thời gian đi làm, đi học ?? Hãy lắng nghe 1 chia sẻ khá thú vị của một chị học MBA, con nhỏ 8 tháng, tổng biên tập 1 tờ báo, ko thuê người giúp việc, …

sắp xếp thế nào?

.

.

Mình đang tham gia một khóa học thạc sĩ luật của nước ngoài, lịch học khá căng thẳng, nhất là những khi giáo sư nước ngoài sang giảng, việc tự nghiên cứu thì có lẽ trong mọi ngành, không ngành nào nhiều như luật. Mình cũng là mẹ của một bé 8 tháng tuổi, cháu đang mọc răng, sốt và quấy. Ngoài ra, mình tham gia quản lý một trung tâm ngoại ngữ cùng người bạn, và kiêm tổng biên tập cho tờ nội san 20 trang, cũng là tờ báo song ngữ Anh – Việt được nhiều bạn trẻ yêu thích. Đôi khi mình ước một ngày có nhiều hơn 24 giờ, để giành cho bản thân chút thời gian riêng.

Hàng ngày, mình dậy từ 5h thì mới kịp chăm sóc cho bé, chuẩn bị một bữa sáng “nặng ký” cho cả nhà và nhiều việc nội trợ khác, vì thích sự riêng tư nên gia đình không thuê người giúp việc. Và 10h mình đã phải lên giường đi ngủ để có thể thức dậy đúng giờ vào sáng hôm sau, với các công việc tiếp nối.

Quả thực, tìm chút thời gian riêng cho mình là rất khó, tuy nhiên quỹ thời gian eo hẹp lại khiến công việc của mình chặt chẽ, chất lượng hơn rất nhiều.

Không giống như các bạn khác, mình không chia “loại công việc” và chia giờ để cân bằng các loại hình đó mà thường chia theo sự ưu tiên. Ví dụ em bé phải được ưu tiên hàng đầu, bất kể cần thời gian bao lâu, sau đó là công việc cơ quan, rồi việc học. Sự ưu tiên này khiến mình không bị rối loạn khi nhiều việc đang mở cùng lúc và chờ đợi. Và quan trọng nhất là khiến mình không phải cảm thấy hối tiếc, ví dụ như, tiếc vì đã không đưa con đi chơi ngày lễ vì bận công việc, tiếc vì đã chưa giành đủ tâm huyết tư duy để hoàn thành dự án nội san xuân đẹp và chất lượng như mình muốn …

Thứ hai, mình thường có sự chuẩn bị trước khi làm việc. Ví dụ, khối lượng bài tập khổng lồ sẽ rút xuống còn ½ nếu biết làm việc cùng cộng sự, và rút xuống 1/5 nếu thành viên nhóm tăng lên con số 5. Nửa giờ truy nhập các nguồn tài liệu trước khi họp sẽ giúp định hướng công việc suôn sẻ chỉ trong một nửa thời gian so với không có sự chuẩn bị gì.

Thứ ba, làm việc có nguyên tắc. Có thể một hôm nào đó, gia đình có party, sáng hôm sau, thật khó để thức dậy đúng giờ. Nhưng mình đảm bảo, chỉ một hôm xáo trộn giờ giấc sinh hoạt, những ngày tiếp nối sẽ bị sụp theo như hiệu ứng dominoes, điều này càng rõ trong công việc chung tại một văn phòng nhiều đầu việc hành chính. Vì thế, mình luôn cố gắng đúng giờ và đúng giờ trong mọi ngày, với mọi việc để mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch theo nguyên tắc just-in-time.

Thứ tư, tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng sự và người thân. Mình thấy yếu tố này mới là quan trọng nhất. Cộng sự và người thân phải hiểu và chia sẻ cùng giá trị thì việc mình làm mới đạt tới ngưỡng thành công thực sự, và bản thân việc quản lý thời gian của mình mới không trở thành gánh nặng cho họ hoặc cho bản thân mình.

Thực sự là việc thiếu thời gian luôn là nguyên nhân lớn nhất khiến mình bị stress, nhưng từ khi quen với áp lực, mình lại cảm thấy cuộc sống thật nhạt khi không có áp lực. Mình hy vọng thời gian căng thẳng này trong cuộc sống của mình sớm qua, nhưng mình cũng không thất vọng nếu phải đối mặt với khó khăn lâu hơn nữa.

Thử thách là để biết mình đã đủ tốt hay chưa. Và mình nghĩ ai trong chúng ta cũng vậy, chưa đến ngưỡng thì chưa biết rằng mình có thể làm được hay không. Vì thế, quản lý thời gian, một cách sâu xa, chính là quản lý ý chí của chính mình.

Chúc chị luôn thành công, và, dù hôm nay không phải 8 - 3, 20 - 10, nhưng vẫn chúc các chị em luôn luôn khỏe mạnh để thành công hơn nữa trong công việc và trong cuộc sống. 



Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

"Vì sao tôi vẫn thất nghiệp!"

Cũng lâu rồi mình không có viết điều gì "bùng nổ"... Hôm vừa rồi mình có đọc được một chia sẻ của một bạn trẻ trên mạng xã hội có nội dung như sau: 

"Em là sinh viên mới ra trường, là một sinh viên bình thường, cố gắng có được bằng loại giỏi, nhưng về các hoạt động để cho thấy sự năng động thì hầu như em không có, và cũng không có nhiều thành tích nổi bật. 

Vừa bảo vệ luận án xong là em bắt đầu tìm việc làm. Em rất thích về lĩnh vực supply chain và tìm kiếm cơ hội được làm việc trong lĩnh vực này, dự sẽ đi làm 1 năm rồi đi học thạc sĩ chuyên ngành supply chain.

Khi bắt đầu tìm việc thì mọi thứ thật sự khó khăn, cơ hội rất ít cho những sinh viên như em. Hầu hết các công việc đều đòi hỏi kinh nghiệm, còn những chương trình tập sự viên thì đòi hỏi ứng viên rất giỏi, bản thân em cũng cố gắng nhiều nhưng cơ hội lại rất ít. Theo chị, những điều cần thiết cho một sinh viên như em có thể cạnh tranh để giành những cơ hội tốt là gì và phải làm sao để đạt được như vậy?"

Dù bạn là trường hợp giống như bạn trai trên đây hay bạn đã tốt nghiệp đại học từ năm ngoái hay, nghỉ việc một thời gian mà vẫn chưa tìm được việc mới, có lẽ đã đến lúc cần tìm hiểu lý do và đánh giá lại chiến thuật  tìm việc làm của mình. 

Đừng bắt đầu bằng câu “có tới 1 triệu sinh viên mới tốt nghiệp đang tìm việc, 100.000 trường đại học, hàng ngàn bạn có bố mẹ ở chức vụ cao hay có tiền, hay rất nhiều người có kinh nghiệm cũng đang đi tìm công việc mới…rồi lại nghĩ rằng mình chẳng có gì, mình rất bình thường, không có gì đặc biệt, làm sao để tìm việc?

Và, bạn hãy thôi cái kiểu đổ lỗi cho nền kinh tế khó khăn bởi vẫn còn rất nhiều công việc đang chờ bạn. Chính bạn là người quyết định cách mình thể hiện và thuyết phục nhà tuyển dụng nên tuyển bạn. 

Bạn bảo rằng bản thân đã cố gắng nhiều nhưng cơ hội lại ít, đó tình trạng chung của hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường.... 

Tôi không cho rằng như vậy, đơn giản là các bạn chưa tìm được điều gì bạn thực sự yêu thích mà thôi. 

Một vài tấm bằng loại giỏi không giúp bạn nhiều trong chuyện tìm được việc làm như ý. Kinh nghiệm, các thành tích nổi bật, sự năng động... – những thứ mà bạn đang thiếu mới là yếu tố quan trọng nhất để giành lấy cơ hội trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh này. Bạn cố gắng rất nhiều những có lẽ là chưa đúng hướng nên chưa thành công.

Theo tôi, trước khi nghĩ tới chuyện cạnh tranh giành cơ hội thì hãy tìm và hiểu bản thân mình trước đã. 

Bạn có biết mình thực sự giỏi việc gì? Điều gì khiến bạn khác biệt so với những ứng viên khác? Kỹ năng tốt nhất của bạn là gì? Bạn có những thành tích đáng tự hào muốn “khoe” với nhà tuyển dụng? Nếu không có câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn đang tìm việc một cách mất phương hướng.

Tiếp theo, hãy tìm cho mình 1 công việc bạn muốn ứng tuyển. 

Bạn cần xác định điều mình muốn ở một công việc, sau đó tìm một vài nhà tuyển dụng, đọc xem người ta cần gì, nhìn lại xem mình có gì. Nếu mình có >-50% điều người ta yêu cầu thì cứ thử đi. Chỉ là phỏng vấn thôi mà, rớt thì thôi, quê chứ có chết đâu mà sợ. Với lại chẳng ai mới ra trường mà có ngay kinh nghiệm cả. Và nếu ai cũng chỉ nhìn vào số năm kinh nghiệm trong CV thì có rất nhiều người chẳng thể đi làm để trở thành người có kinh nghiệm như bây giờ đâu. Đối với sinh viên mới ra trường, ngoài những kỹ năng cần thiết thì cái mà nhà tuyển dụng đánh giá cao đó chính là thái độ tích cực của ứng viên.
Bằng cấp chỉ là chìa khoá để mở cửa, sau khi bước qua cánh cửa đó rồi, kỹ năng + thái độ tích cực sẽ giúp bạn tồn tại và phát triển. Hãy nói câu này với nhà tuyển dụng “Tôi không có kinh nghiệm nhưng tôi có thể học hỏi, làm việc chăm chỉ và lương của tôi thì tất nhiên thấp hơn những người có kinh nghiệm… vào lúc bắt đầu”

Ngoài ra..

Theo nhiều nhà tuyển dụng, làm việc trái chuyên môn cũng là cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm, tìm ra thế mạnh của bản thân và hoàn thiện kỹ năng làm việc. Thế nên bạn có thể dành ra vài phút suy nghĩ xem mình có thể làm được những gì, cần học thêm những gì, đừng chăm chăm đi tìm công việc mơ ước mà hãy tìm công việc nào để mình có thể học hỏi được nhiều. Sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn phải học nhiều lắm bạn ạ, học những điều mà nhà trường không dạy. 

Như, bạn zai trong tình huống trên, đặt ra kế hoạch học thạc sĩ sau khi đi làm 1 năm là hơi sớm đấy. Trong suốt thời sinh viên, đa phần các bạn đã không năng động thì bây giờ bạn nên bỏ ra khoảng 3 năm để trải nghiệm thực tế. Điều này sẽ tốt cho sự nghiệp lâu dài của bạn. Chứ nếu có thêm tấm bằng thạc sỹ mà kinh nghiệm vẫn ít, độ xông xáo vẫn chưa có thì cũng không dễ tìm được việc làm tốt đâu. Sau 3 năm đó, bạn quyết định học thêm lên thạc sỹ cũng chưa muộn, lúc đó bạn cũng có thể cân nhắc học thạc sỹ trong nước hoặc theo các chương trình đào tạo của nước ngoài (cho chất) đừng cố biến mình thành một thạc sỹ giấy hiện đầy rẫy trên thị trường tìm việc và đang kêu ầm lên “Ối zời ơi, vì sao tôi vẫn thất nghiệp!!”.

Túm lại, các bạn nên..

1. Xác định mục tiêu/định hướng nghề nghiệp rõ ràng. 

2. Kiên trì nộp đơn, tư tin nộp CV vào những vị trí mà bạn thấy phù hợp, yêu cầu công việc không quá cao (1,2 năm kinh nghiệm,...) 

3. Update CV của mình lên tất cả các trang tuyển dụng: Vietnamworks, KiemViec, Linkedin...

4. Trong thời điểm hiện nay thì bạn nên lấy số lượng để bù chất lượng (nghĩa là bạn có thể chủ động nộp CV nhiều nơi khác nhau, để có nhiều cơ hội mời phỏng vấn; mở rộng phạm vi tìm việc sang các khu vực lân cận. Ví dụ, bạn không nhất thiết phải tìm được những công việc ở gần nơi bạn đang sinh sống)

5. Các bạn tự thấy mình có đam mê, nhưng đam mê là vô nghĩa nếu không đầu tư và tìm hiểu, vì thế dù là muộn, hay không nhưng bạn nên bắt đầu mày mò, tìm hiểu, nhờ thầy cô tư vấn sách vở về tự học. 

6. Ngoài ra việc “PR” bản thân thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn… cũng có tác dụng rất tốt. Tham gia các mạng xã hội sẽ giúp bạn có được những người bạn lớn tuổi giàu kinh nghiệm, có thể cho bạn lời khuyên chân thành, bổ ích. Bạn có thể nhấn mạnh kiến thức của mình thông qua những cập nhật thường xuyên trên tài khoản của mình. Bạn sẽ bất ngờ trước sức mạnh của mạng xã hội. (Điều này đặc biệt hữu khi bạn thất nghiệp.)

6. Và tất nhiên nữa, bạn nên đầu tư học ngoại ngữ, nếu bạn có vốn ngoại ngữ tốt thì chắc cơ hội bạn sẽ nhiều hơn (một điều mà rất nhiều người không để tâm tới). 

7. Chăm lo cho sức khoẻ, hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Nó sẽ giúp cho em có được một thân thể khoẻ mạnh, đầu óc minh mẫn và sự lạc quan.

8. Hi vọng vận may sẽ tới với mình - Lạc quan là một điều rất cần thiết trong cuộc sống này. Lạc quan sẽ cho bạn niềm tin, không tin vào bản thân mình, tức là bạn đã thất bại một nửa trước khi bắt đầu.

Nhu cầu lao động của xã hội không phải là vô hạn, trong khi mỗi năm, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường với những ngành nghể khác nhau, và rồi đến một lúc nào đó, thị trường lao động + việc làm sẽ bão hoà, một số lượng lớn sinh viên sẽ không có việc làm trong một khoảng thời gian dài. Như vậy để "tồn tại" chúng ta cần phải khác biệt và vượt trội với những sinh viên mới ra trường khác, cũng như khi đã tiến hành đi làm, có kinh nghiệm, để "tồn tại" ta phải càng vượt trội + khác biệt hơn. 

Chúc các bạn thành công. 

st, bt, viết


Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Nghệ thuật viết email cho nhà tuyển dụng



Bạn đang có nhu cầu tìm việc?

Một địa chỉ Email "bất bình thường" có thể lập tức trở nên "phản chủ" khi bạn xin việc. Điều này có vẻ không công bằng cho lắm, nhưng nó là một thực tế giống như việc các nhà tuyển dụng đưa ra nhận xét về ứng viên dựa trên những biểu hiện bên ngoài. 

Bạn nên nhớ "ấn tượng đầu tiên là hết sức quan trọng"

Một địa chỉ Email kỳ cục có thể làm người khác phải đỏ mặt. Một nhà tuyển dụng đã kể lại câu chuyện của mình: "Có vẻ như chúng tôi đã tìm được một ứng viên khá giỏi cho vị trí dịch vụ khách hàng. Vấn đề duy nhất lại là Email của người này. Địa chỉ Email làm cho chúng tôi thắc mắc về cô ấy: 

cogaikieuky@h...com. Có ứng viên khác lại có địa chỉ bethichyeu@.....com. Rõ ràng Email này gợi lên một hình ảnh, nhưng lại không phải là hình ảnh mà chúng tôi có thể giao thiệp một cách thân mật với một người phụ trách dịch vụ khách hàng có năng lực". "Tôi phải là tôi chứ..." bạn có thể tranh luận như vậy. "Nếu như nhà tuyển dụng không thừa nhận cách tôi là tôi thì tôi cũng chẳng muốn làm việc với họ nữa". Bạn có thể từ chối nhà tuyển dụng theo cách đó nếu bạn muốn. Thực tế, thậm chí tại trang web fatjob.com, một trang web thông tin hỗ trợ cho những người kỳ khôi, cũng khuyên người ta nên cẩn thận với địa chỉ email của mình. Ví dụ, nếu bạn mơ ước trở thành một trợ lý cho một người có danh tiếng, và địa chỉ email của bạn là celebstalker@hotmail (phát ngôn viên cho người nổi tiếng), bạn có thể sẽ không thành công như một người có email là organized@assistant.com (người tổ chức). 

Nếu bạn không chắc chắn về loại thông điệp nào mà địa chỉ Email của mình mang lại, hãy tìm phản hồi từ bè bạn và thậm chí từ một số nhà tuyển dụng nếu có thể. Hãy tìm ra những gì mà địa chỉ Email của bạn giao tiếp. Nếu địa chỉ Email của bạn có thể làm cho các nhà tuyển dụng đánh giá một cách tiêu cực, hãy nghĩ đến việc tạo một cái mới nghe có vẻ chuyên nghiệp hơn từ một dịch vụ Email miễn phí. Hầu hết các nhà tuyển dụng ưa chuộng một địa chỉ email dựa trên tên của bạn, chẳng hạn như Thuthuy@yahoo.com hơn là một địa chỉ Email như bupbebangbong@email.com Gửi Email cho công ty tuyển dụng Email đã trở nên thông dụng đến mức bạn có thể gửi C.V qua Email để đăng ký phỏng vấn và cũng có thể được gửi một Email sau khi phỏng vấn để tiếp tục phỏng vấn lần hai. Thế mà hầu như không có một cuốn sách nào dạy bạn quy tắc Email cả. Tại sao chúng ta lại phải chú ý đến Email như vậy? Vì nó chuyển tải một hình ảnh làm việc chuyên nghiệp và hiện đại. Một vài điều bạn cần lưu ý khi gửi e-mail đến công ty tuyển dụng:

- Ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Nếu bạn cần nói nhiều hơn thì tốt nhất là gửi fax hoặc đến tận nơi. Mình thật sự là rất ngại đọc những Email dài ngoằng 3,4 trang nhưng nội dung chính thì không thấy đâu. Ví dụ, mình tuyển nhân viên marketing trực tuyến, mình cần thông tin về khả năng của bạn như SEO, sử dụng các phần mềm làm đồ họa, video clip... (đã nêu trong bản tin tuyển dụng) nhưng các bạn cứ lan man về các hoạt động xã hội của bạn thì ... thực sự, nhà tuyển dụng không thích tí nào. 

- Trả lời đầy đủ các câu hỏi, ở mức tốt nhất mà bạn biết, để tránh cho công ty phải hỏi thêm. Nếu Email của bạn không có đủ thông tin và công ty phải gọi điện hỏi lại, hoặc gửi Email hỏi thêm thì họ sẽ rất khó chịu. Nếu bạn cho rằng một vài thông tin của bạn có thể làm nảy sinh câu hỏi thêm thì bạn hãy trả lời luôn cả những câu hỏi đó. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với phong cách làm việc chu đáo của bạn. 

- Viết đúng ngữ pháp, chính tả và các dấu câu, dù bạn viết bằng ngôn ngữ nào. Viết sai ngữ pháp hoặc dấu câu sẽ làm Email của bạn rất khó hiểu. Nếu bạn viết tiếng Anh, có thể dùng chức năng kiểm tra chính tả để soát lỗi. 

- Trả lời Email thật sớm. Lý do chính để chúng ta gửi Email là vì chúng ta cần và hy vọng một hồi âm nhanh chóng. Nếu không thì chúng ta đã gửi fax hoặc thư. Email của công ty tuyển dụng nên được bạn trả lời trong vòng 24g. Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy gửi một Email thông báo là bạn đang suy nghĩ về vấn đề đó và cho họ biết khoảng bao giờ thì họ có câu trả lời chính xác. Cái này các bạn trẻ hay mắc phải, có lẽ là do chưa biết đến điều này nên các bạn cứ nghĩ là không cần. 

- Cách trình bày cũng rất quan trọng vì thư của bạn sẽ được đọc trên màn hình nên khó hơn đọc trên giấy rất nhiều. Nên dùng những đoạn văn ngắn và cách dòng giữa các đoạn, nên viết ngắn gọn và nêu những ý chính thôi. 

- Cuối cùng, đừng attach những files không thật sự cần thiết. Khi gửi những files đính kèm quá lớn, bạn có thể làm cho công ty ngại mở ra vì sợ virus, hoặc có những hệ thống còn xóa files đính kèm ngay khi Email đến… (sự thật là mình rất ... không thích những email gửi đến mà đính kèm đến 5, 7 cái file, tốt nhất các bạn nên gom các file đó vào 1 folder, nén lại thì nhà tuyển dụng chỉ cần tải 1 lần là được, điều này cũng giảm thiểu được các lỗi do quá trình truyền tải nữa) 



Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

...chữ NGỘ của người về từ Nam Cực

(Bài viết của chị Hoàng Thị Minh Hồng, người phụ nữ đầu tiên đặt chân đến Nam Cực. Bài viết này từ 6 năm về trước nhưng rất đúng với tâm trạng của tất cả chúng ta khi bước chân ra thế giới, Share tặng tất cả các bạn .)

===================================
Đã hơn chục năm rồi, vào thời gian này, tôi đang chuẩn bị cập bến Ushuaia (Argentina), sau 2 ngày 3 đêm vật lộn với sóng gió và bão biển trên đường từ Nam Cực trở về.

Hồi ấy trước khi đi, bạn bè bố mẹ gọi điện đến nhà tôi; "Điên à mà cho nó đi! Đi đến cái vùng đấy là chỉ có chết thôi!".

Kệ, cứ đi xem có chết được không. Thế là, 27/1, cập bến, thoát chết, và cuộc đời tôi cũng thay đổi từ đấy. Những trải nghiệm này, đã tạo nên trong tôi những thay đổi 180 độ trong nhận thức và hành động.
Và tôi đang định nói về những thay đổi ấy!
.
.
.
CÁI NGỘ THỨ NHẤT ; THẾ GIỚI NÀY QUÁ RỘNG LỚN VÀ TA THẬT BÉ NHỎ
. Đến một lúc nào đó, khi đang đứng ở đâu đó trên bề mặt trái đất, tự nhiên thấy mình quá bé nhỏ.

Con người cứ hay ngồi đấy và nghĩ mình thành công, sành điệu, là... trung tâm của vũ trụ; hay rên rỉ đau đớn thằng kia nó bỏ tao rồi, thế giới sụp đổ, sẽ không bao giờ yêu được ai nữa, thế nọ - thế kia. Chẳng là cái đinh gì hết.

Hàng tỷ hàng tỷ người đã sinh ra và đã chết đi, đã sinh ra và sắp chết, sẽ sinh ra và sẽ chết. Trái đất vẫn cứ quay hì hụi, chẳng quan tâm gì đến ai. Nhưng ở đây tôi cũng không hẳn nói về cái kích cỡ của thế giới. Tôi muốn nói là we know so little, we see so little (chúng ta biết quá ít).

Mỗi giây phút, có bao nhiêu sự việc đang diễn ra, hàng tỷ người thuộc hàng nghìn tộc người khác nhau đang làm những việc khác nhau, ăn những thứ khác nhau, tin vào những điều khác nhau, mà mình thì chỉ loanh quanh biết được mấy việc đang diễn ra trên VTV, hoặc oách hơn thì CNN, BCC, kiểu đánh bom ở Iraq, hay đội bóng của ta sang Thái Lan thế nào...
.
.
.
CÁI NGỘ THỨ HAI ; CON NGƯỜI THẬT LÀ KHÁC NHAU 
Tôi thực sự hiểu được, people are so different . Hay nói cách khác, là mỗi người trong chúng ta là độc nhất vô nhị.

Chắc mọi người sẽ bĩu môi bảo "ai chẳng biết", nhưng mọi người cứ ngẫm kỹ mà xem, bình thường mình cứ hay làm việc gì đấy, hoặc bắt mọi người phải làm điều gì đó. Bởi cứ nghĩ ai cũng giống mình, ai cũng thích những thứ mình thích. Tôi làm việc cho một văn phòng khoảng 30 người, 7-8 quốc tịch. Và mỗi người một kiểu... hâm.

Thực ra, về sau này tôi đã hiểu ra rằng, họ không hâm, họ khác mình. Người ta hay tự cho mình cái quyền cho người khác là hâm. Còn mình thì không hâm! Tất cả các hành vi không giống mình, thì là hâm cả.

Một anh ở văn phòng tôi đi xe đạp đi làm, bị coi là hâm. Một anh Tây không thích dùng túi ni-lông, cũng là hâm. Một số khác ăn chay, không ăn thịt, là hâm. Tôi không thích ăn cơm, cũng là hâm.

Một người yêu 5 -7 gái một lúc bị coi là hâm, chả ra gì. Một người chẳng yêu gái nào, chỉ thích sống một mình, cà phê một mình cả ngày, cũng hâm nốt. Lấy đâu ra cái chuẩn nào quy định thế nào là hâm thế nào là không? Chắc gì những gì đa số làm thì là đúng hơn thiểu số?

Mỗi người có sở thích khác nhau, có kẻ kiếm tiền vớ vẩn nhưng thích đổi điện thoại di động liên tục, hay vay tiền để mua xe máy, ôtô cho hoành tráng. Có người làm nhiều tiền thì lại chỉ thích gửi tiết kiệm, chẳng mua sắm gì.

Có những bạn Tây đang ở Anh ở Mỹ, ăn bơ ăn sữa suốt ngày, tiện nghi sung sướng, tự nhiên một ngày khoác ba lô đến các nước đang phát triển để làm việc, đánh vật với chuột gián, hố xí xổm và Tào Tháo đuổi vì thức ăn đường phố.

Họ chắc cũng chẳng hâm hơn những người cả đời không bao giờ ra khỏi thị trấn quê hương nhà mình. Nói tóm lại, mỗi người một kiểu, không ai giống ai. Tôi là độc nhất vô nhị, cũng giống như tất cả mọi người khác!
.
.
.
CÁI NGỘ THỨ BA ; KO CÓ GÌ GỌI LÀ KO THỂ
Tôi nhận ra một điều, là nothing is impossible (không có gì là không thể).

Người mình cứ hay bị suy nghĩ mặc định, và khăng khăng những câu kiểu; "Tôi là người không bao giờ lăng nhăng", hay; "Anh ấy chắc chắn sẽ không bao giờ bỏ tôi", hay; "Chắc chắn người đấy không bao giờ dám lừa tiền mình". Coi chừng! Rồi đến ngày té ngửa đấy! Cuộc đời của bạn sẽ có nhiều điều bất ngờ hơn bạn tưởng nhiều.

Bạn và mọi người đều có những khả năng làm những điều không ai ngờ tới. Chưa kể có bao nhiêu yếu tố khác tác động, và đừng quên, may mắn là một thứ thật sự tồn tại trên đời. Vậy, đừng có 100% vào bất kỳ điều gì. Luôn phải chừa ra vài % cho khả năng kia.

Đừng có tự tin quá vào khả năng của mình, một ngày nào đấy bạn sẽ bị cuộc đời đấm cho một phát tối mắt tối mũi đấy. Và cũng đừng tự ti quá, biết đâu, một ngày, đời bạn lại lên hương. Họ không hâm, họ chỉ khác mình. Người ta hay tự cho mình cái quyền cho người khác là hâm. Còn mình thì không hâm!
.
.
.
CÁI NGỘ THỨ TƯ ; RANH GIỚI XẤU VS TỐT
Tôi nhận ra một điều, là không có một cái khái niệm rõ ràng cụ thể nào để xác định người xấu người tốt.
Ngày xưa mình cứ hay bị dạy cách phân biệt rõ rệt giữa người xấu người tốt; cô Tấm là người tốt, cô Cám là người xấu; Sơn Tinh là người tốt, Thủy Tinh là người xấu.

Lớn hơn một chút thì bị nhồi vào đầu; Người nghèo là người tốt, người giàu là người xấu; người Liên Xô là tốt, người Mỹ là xấu. Lớn hơn nữa, thì cụ thể hơn; "Thằng đấy nghiện đấy!", nói chung nghiện là xấu, cave là xấu.

Trong đoàn của tôi đi Nam Cực, có 42 chú (35 thanh niên và 7 trưởng đoàn) từ 25 nước. Tôi tự nhiên rơi tõm vào một đám lổn nhổn mỗi người một màu da, một thứ quần áo.

Đứa tin vào ông Giê-Su, đứa tin vào ông Mô - Ha - Mét, có đứa lại chỉ tin vào cái máy tính. Nháo nhào nhào, một lũ nửa điên nửa dại vì cái cơ hội tự nhiên rơi trúng vào đầu mình.

Ngày nào cũng học hành tập tành mệt nhoài, nhưng đêm nào cũng chỉ ngủ vài tiếng còn thời gian còn lại thì nhảy nhót hú hét, tận dụng mọi giây phút để được chơi bời với nhau (và được khoảng 2 tuần thì chuyển sang... yêu nhau).

Mike - người North Ireland (Bắc Ailen) hớn hở lôi ảnh người yêu ra khoe với tôi, thấy một cô mắt mũi xanh lè váy đỏ loét xẻ ngược tận đùi. Về sau đến gần hết chuyến đi, Mike bảo; "Hồng, tao nói mày không tin đâu. Mày biết vì sao tao được đi chuyến đi này không. Vì tao đã từng là ăn cắp, cướp nhà băng".

Sau đó tôi còn biết thêm về một số thành viên khác của đoàn, những người mà ngày xưa tôi chả bao giờ dám đến gần, chứ đừng nói là chơi. Họ ôm nhau suốt ngày, mặc quần áo chung. Một cậu nghiện heroin 7 năm, một cô 6 năm, hai cậu nữa 4 - 5 năm gì đó. Đứa là criminal (tội phạm), ăn cắp đánh lộn đủ cả.

Hoá ra cái đám 35 đứa chúng tôi, là đại diện cho cả cái thế giới này, kẻ giàu người nghèo, đứa văn minh đứa lạc hậu, tư bản, cộng sản, đứa PhD (tiến sĩ) ở Harvard, đứa thất học ở Nam Phi, đứa tụt quần ra hơ mông trên lửa ngay trước mặt mọi người, đứa lại cả đời rúm ró hễ cứ "sinh hoạt" trước khi cưới là bị ném đá đến chết... Tất cả cái đám ấy được đưa vào sống với nhau, tại một nơi cách xa tất thảy những nơi còn lại trên thế giới.

Một cú sốc văn hoá thật sự! Một trải nghiệm độc đáo cho việc sống với nhau phải như thế nào. Tôi đã ngẩn ngơ mất một buổi, khi biết rằng cái cô Lynn nhí nhảnh ấy, Mike hát hay nhảy đẹp ấy lại là những kẻ, mà theo định nghĩa trong cái hệ giá trị được xây dựng trong mấy chục năm của tôi, là những kẻ dưới đáy xã hội.
Những con người này, khi được chọn đi Nam Cực, tất nhiên cũng phải qua những lần phỏng vấn, như tôi, nhưng cái tiêu chí chọn lựa của người ta không phải là nói tiếng Anh giỏi hay là đạt được bằng sáng chế hay cống hiến gì cho xã hội, mà chỉ cần họ có suy nghĩ đúng. Chúng tôi được chọn, vì chúng tôi đều là con người.
Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã "ngộ", và tôi đang cố để thực hành cái ngộ này.
.
.
.
CÁI NGỘ THỨ NĂM; NÓI THẬT LUÔN DỄ NHẤT
Một thay đổi cũng phải mất thời gian dài để tôi có thể nhận ra và thực hành nó, đó là "nói thật là cách hay nhất để giải quyết mọi vấn đề".

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng nói dối cả, và mọi người thường nhất trí với nhau ở một điểm nghe rất thuyết phục, là "nói dối là cần thiết trong một số trường hợp nhất định".

Tôi công nhận, có những cái mình rất khó có thể thay đổi được, ví dụ như bố mẹ không cho đi chơi xa với bạn trai, nên đành phải nói là con đi công tác, vì sợ bố mẹ "lên huyết áp". Nhưng nói chung tất cả những trường hợp còn lại, càng về sau tôi càng nghiệm thấy, thì nói thật là hay nhất.

Nói thật làm cho mình đỡ mất công nhớ là mình nói gì, có khi nói với người này thế này, lại nói với người khác thế khác. Nói dối làm nhiều khi mình bị lòi đuôi, và làm cho tình hình còn xấu hơn. Ngày xưa tôi bị trĩ, chẳng nói với ai, cũng chỉ vì không tự tin, sợ người khác cười. Tất nhiên, tôi không dám nói là bây giờ tôi tuyệt nhiên không còn nói dối gì nữa.

Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã "ngộ", và tôi đang cố để thực hành cái ngộ này. Vẫn còn những cái khó khăn lắm. Bởi vì việc nói dối không chỉ thể hiện ở việc nói dối về một hành động, mà còn nói dối về tình cảm nữa.
Trong cuộc sống mà ta phải bươn chải kiếm sống này, nhiều khi ta không muốn nói thẳng ra một điều mà ta nghĩ, bởi vì ta không muốn chuốc thêm phiền toái.

Có những người tôi rất ghét, nhưng vì tế nhị, vì quan hệ này kia, tôi không thể nói thẳng ra "Ôi tôi chán/ghét anh/chị lắm...". Dần dần trong mấy năm vừa rồi, tôi học được cái trò nói thẳng ở mấy bạn Tây làm cùng văn phòng tôi.

Ngày xưa tôi ghét ai trong văn phòng, tôi hay cãi nhau với họ, nói xấu họ sau lưng, nhưng không bao giờ biết ngồi nói chuyện cho ra đầu ra cuối, tao ghét mày ở điểm này, tao đề nghị mày thôi cái thói quen đấy đi, mày ghét tao ở điểm kia hả, tao sẽ sửa. Thế nhé, bắt tay nào, ôm nhau cái, giải quyết xong rồi nhá.
Giờ, tôi đã biết thực hiện những cuộc nói chuyện như vậy ở văn phòng. Khó thì khó, nhưng lại hết cả khó chịu, và chắc người khác cũng đỡ khó chịu với mình.
.
.
.
Tác giả; chị Hoàng Thị Minh Hồng, người phụ nữ VN đầu tiên đặt chân đến Nam Cực, bài viết này từ 6 năm về trước.

Những sai lầm thường gặp khi tìm việc của các tân cử nhân

Có người nói với tôi rằng, "Trên đời này còn tồn tại một sức mạnh gọi là số phận, chúng ta chỉ có thể chấp nhận mà không thể thay đổi" nhưng, tôi thì lại luôn tin rằng, mỗi bước đi sẽ mở ra những con đường mới, và mỗi lựa chọn của bạn sẽ làm thay đổi vận mệnh của chính mình. 

Mùa hè đến cũng là lúc những sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường và bắt đầu quá trình tìm việc. Tuy nhiên, với kinh nghiệm ít ỏi, tân cử nhân có thể mắc sai lầm đáng tiếc khiến công cuộc tìm được một công việc ưng ý trở nên khó khăn hơn.

Khi ứng tuyển vào một vị trí, bên cạnh đọc kỹ bản mô tả công việc, tìm hiểu mức lương, bạn nên tìm kiếm cả thông tin về công ty.

Nếu muốn có bước khởi đầu suôn sẻ trong sự nghiệp, bạn nên tránh những sai lầm dưới đây khi tìm việc:

Đơn độc tìm việc 
Thời gian tìm việc sẽ kéo dài nếu bạn lẳng lặng tìm việc một cách đơn độc. Thay vào đó, bạn nên thông báo cho mạng lưới quan hệ biết về mong muốn của mình. Max Messmer, tác giả cuốn sách Kế hoạch “săn” việc cho những người mới trong thị trường lao động, khuyên bạn: “Hãy cho tất cả những trong mạng lưới của bạn, từ gia đình, bạn bè tới giáo viên, người quen biết nguyện vọng việc làm của bạn. Đồng thời, tận dụng các mạng lưới xã hội, báo địa phương, công ty tuyển dụng để nắm bắt các thông tin việc làm giá trị”.

Hiện nay, các mạng như Facebook, Pinterest, Tumblr, Linkedin... là những mạng xã hội sáng giá để bạn đăng tải những thông tin như thế. Thêm 1 chút bí quyết tạo cộng đồng offline, bạn sẽ tìm việc làm thuận lợi hơn nhiều so với việc gửi CV đi khắp nơi và ngồi chờ trong vô vọng.

Chỉ sử dụng một mẫu CV 
Mỗi vị trí tuyển dụng có đặc điểm và yêu cầu khác nhau nên bạn không thể sử dụng một mẫu CV, thư xin việc cho tất cả công việc mình tham gia ứng tuyển. “Hãy chăm chút cho từng bộ hồ sơ tìm việc gửi đi và cố gắng tìm hiểu tên chính xác của nhà tuyển dụng để cá nhân hóa thư xin việc của mình. Một chút tìm hiểu sẽ giúp bạn nổi bật và tạo ấn tượng với công ty”, Messmer nói.

Còn tôi nói: "trong quãng thời gian làm việc của mình, tôi đã đọc rất nhiều CV các bạn gửi đến, và đa phần là chúng có mẫu khá giống nhau, tất nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt nhưng nhìn chung các bạn chưa có quan tâm nhiều đến việc tạo 1 CV phù hợp với vị trí mà chúng tôi tuyển dụng. Vì bạn không nổi bật, bạn không đặc biệt, bạn lại không biết cách làm cho hồ sơ của mình "đẹp" hơn những người có kinh nghiệm đi làm nên các bạn gặp khó khăn rất nhiều trong việc tìm việc."

Bất cẩn trong hồ sơ tìm việc 
Lỗi chính tả, ngữ pháp dù nhỏ cũng có thể phá hỏng quá trình tìm việc của bạn. Vì vậy, hãy kiểm trả kỹ lưỡng từng tài liệu, CV, đơn xin việc, email, thư cám ơn trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Để chính xác hơn, bạn có thể nhờ một người đáng tin cậy đánh giá tất cả các giấy tờ sử dụng trong quá trình tìm việc của mình.

Đặc biệt, với một số vị trí được tuyển dụng như: thư ký, trợ lý, biên tập viên ... thì nhà tuyển dụng đánh giá CV của bạn ngay từ khâu trình bày 1 CV. Do đó, dù bạn có "chém gió" đến đâu rằng W, Excel ... thành thạo, nhưng bạn trình bày CV quá ẩu tả thì nhân viên tuyển dụng cũng khó mà nhìn đến CV của bạn lần thứ 2.

Không tìm hiểu rõ ràng về vị trí tuyển dụng và doanh nghiệp tuyển dụng (môi trường làm việc, người lãnh đạo, tình hình tài chính, sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, tiềm năng thị trường...) 
Đây là sai lầm phổ biến của các bạn tân cử nhân khi đi tìm việc.

Khi ứng tuyển vào một vị trí, bên cạnh đọc kỹ bản mô tả công việc, tìm hiểu mức lương, bạn nên tìm kiếm cả thông tin về công ty. Theo Messmer, “Những ứng viên có hiểu biết sâu về vị trí và công ty sẽ trả lời tốt hơn trong cuộc phỏng vấn về các biện pháp cụ thể họ có thể đóng góp cho sự thành công của công ty”. Và nếu làm được như vậy, cơ hội đạt được công việc của bạn sẽ cao hơn.

Ngoài ra, theo Nhân Viên Mới, khi bạn biết được các thông tin như môi trường làm việc, người lãnh đạo, tình hình tài chính, sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, tiềm năng thị trường... bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn về việc có lựa chọn công ty này để làm việc hay không, tránh trường hợp khi được nhận vào làm rồi, các Nhân Viên Mới lại ngã ngửa ra vì "đời không như là mơ".

Hình ảnh trên Internet thiếu chuyên nghiệp
Ngày nay, nhà tuyển dụng có xu hướng tìm hiểu kiểm tra thông tin về ứng viên trên Internet, đặc biệt là qua mạng xã hội. (Mình cũng vậy, khi tuyển dụng nhân viên cho mảng Social Marketing, mình thường yêu cầu ứng viên cung cấp link đến tài khoản của các bạn tại các mạng xã hội) Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn không có những bức ảnh, những dòng status… khiến mình trở nên trẻ con, thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuển dụng. Đồng thời, khi bắt đầu quá trình tìm việc, hãy hành động như một người đi làm chuyên nghiệp. Tránh sử dụng địa chỉ email, hay chữ ký quá dễ thương. Khi viết hay trả lời nhà tuyển dụng, bạn cũng phải thể hiện cho đúng mực.

Ví dụ: bạn gửi 1 CV từ hòm thư điện tử "girlcuongngaotrongtinhyeukhokhao@gmail.com" chẳng hạn, thì khả năng bạn được tuyển dụng vào vị trí nhân viên pháp chế của 1 doanh nghiệp nào đó là rất ...

Thái độ tiêu cực 
Có thể bạn không đạt được từng công việc mình theo đuổi những hãy giữ vững tinh thần lạc quan và thái độ tích cực với những người mình gặp trên hành trình tìm việc. Bạn nên bày tỏ sự biết ơn tới những người đã giúp đỡ bạn, dù những đóng góp của họ có giúp bạn tìm việc thành công hay không. Và đừng quên viết thư cám ơn những người đã phỏng vấn bạn, nó thể hiện sự quan tâm của bạn đến vị trí mà bạn ứng tuyển, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và trưởng thành của bạn trong cách ngoại giao.

Chúc các bạn thành công.


Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Những chiêu xây dựng lòng trung thành của đội nhóm

Chào các bạn,

Hẳn các bạn cũng đã từng rơi vào tình huống đội nhóm của bạn "rệu rão", không khí nặng nề luôn bao trùm các cuộc họp, không phát huy được ý tưởng của mọi người và tinh thần lăn xả vì đồng đội hoặc mục tiêu chung hầu như không có? Các nghiên cứu đều cho thấy, nguyên nhân của những biểu hiện trên KHÔNG phải do lỗi của các thành viên trong đội mà là do chính nguời đội trưởng. Điều này cũng đúng với tất cả các hình mẫu nhóm, từ những nhóm "head" như ban giám đốc, nhóm quản trị cấp cao như giữa giám đốc với các trưởng đơn vị, đến những nhóm nhỏ nhất ở cấp tổ, đội hoặc thậm chí là một nhóm vô danh nào đó.

Để không bị vướng những vấn đề trên, bạn có thể thực hiện 3 biện pháp sau:

1. Quan tâm thật sự đến con người của nhân viên thay vì chỉ xem nhân viên là công cụ để đạt hiệu quả công việc.

Hãy thể hiện một cách chân thành rằng bạn thấu hiểu và quan tâm đến CON NGƯỜI họ chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc bất chấp nhân viên của mình suy nghĩ gì. Hãy xem các thành viên trong nhóm là cộng sự thay vì là một công cụ. Điều này tưởng chừng ít xảy ra nhưng lại rất thường xảy ra tại các công ty mà người có sếp.. không tốt. Nếu không thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến khía cạnh con người của họ, chính bạn sẽ là người nhận hậu quả khi không khí làm việc luôn không có sự tin tưởng, làm việc đối phó. Nhân viên sẽ chỉ làm việc vì không bị bạn "mắng" thay vì làm việc cùng định huớng với bạn.

2. Hãy luôn là là người "phía sau" trong các buổi thảo luận về giải pháp và ý tưởng

Các sếp chúng ta thường hay mắc phải lỗi này nhất. Chúng ta thường nghĩ rằng, nếu chúng ta chỉ lắng nghe, thể hiện rằng ý tưởng của nhân viên mình hay hơn mình sẽ làm chính mình mất mặt, sẽ không được sự coi trọng của nhân viên. Suy nghĩ này rất bình thường, nhất là đối với những vị sếp "tự cao tự đại", nhưng nếu chúng ta biết điều chỉnh một chút, hiệu quả đóng góp của nhóm sẽ vô cùng lớn.

Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu một nhân viên họ đưa ra ý kiến, chúng ta chưa nghe họ nói hết câu lập tức chúng ta đã giành nói, thậm chí là phê phán ý kiến đó là không sáng suốt... thì liệu rằng, lần sau có ai nói lên ý kiến của họ cho bạn hay không? Trong các buổi họp về lấy ý kiến, giải pháp hoặc ý tưởng, hãy luôn là người lãnh đạo hỗ trợ phía sau, để thực hiện như vậy, chúng ta cần:
  •     Khuyến khích mọi người nói dù đúng hay sai. Viết lại tất cả các ý tưởng và kiên nhẫn lắng nghe, phân tích
  •     Đến lượt bạn, bạn hãy so sánh những suy nghĩ của bạn với ý tưởng mà nhân viên đã nói. Hãy chứng minh mình đúng (nếu thật sự mình đúng) bằng những lập luận chặt chẽ và ghi nhận các đóng góp của các thành viên khác. 
  •     Trong truờng hợp ý tuởng quá xuất sắc, hãy đừng "mắc cỡ" mà không khen họ (bước 3).

3. Khen thật lòng khi ý tưởng của nhân viên xuất sắc hơn bạn

Chúng ta chỉ thành công khi chúng ta có những cộng sự giỏi hơn chúng ta. Ai cũng hiểu câu này nhưng rất ít người dám nhận mình là dở hơn nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn luôn muốn là nhà vô địch thì sẽ không ai muốn cạnh tranh với bạn (ai mà dại cạnh tranh với sếp), và lúc này sức mạnh của cả nhóm chỉ tương đuơng với ...bạn.

Là một nhà quản lý hoặc một lãnh đạo, sức mạnh của bạn chính là tổng hợp sức mạnh của các thành viên, dù biết rất khó, nhưng chúng ta hãy bỏ đi bản ngã (ego) của mình để cùng các thành viên tạo những thành công đột phá cho tổ chức.

Sự cần thiết của phân quyền

Chào các bạn,
Phân quyền là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Giám đốc hoặc trưởng bộ phận trước khi phân quyền cần phải hiểu rất rõ về năng lực cũng như tâm lý và động lực làm việc của người được phân quyền.

Phân quyền là hoạt động phân phối trách nhiệm thông qua chức năng của tổ chức và là một trong những quyết định quan trọng nhất trong quản lý. Phân quyền và việc ủy nhiệm công việc một cách chính thức để người được trao quyền chịu trách nhiệm những công việc cụ thể. Phân quyền là việc làm cần thiết vì không một CEO nào có thể 3 đầu 6 tay để thực hiện tất cả mọi việc.

Lợi ích của việc phân quyền:

Việc phân quyền ngày nay không còn nhằm chỉ là phân công công việc. Phân quyền ngày nay còn có nhiều mục đích. Những mục đích của việc ủy quyền là:
  •     Phân rõ chức năng nhiệm vụ.
  •     Xác lập quyền hạn, trách nhiệm đối với từng đầu công việc quan trọng.
  •     Thử thách nhân viên trong trường hợp đào tạo và đánh giá nhân sự.

Làm sao để trao quyền hay ủy quyền hiệu quả?

Để trao quyền hiệu quả, người trao quyền cần nắm rõ các nguyên tắc:
  •     Trao quyền nên có thời hạn. Việc trao quyền có thời hạn sẽ là động lực để kích thích nhân viên làm việc, nhất là trong trường hợp trao quyền đi kèm trao quyền lợi.
  •     Nói rõ yêu cầu công việc, những chuẩn mực để đánh giá hoàn tất công việc. Điều này giúp người được trao quyền rõ ràng hơn trong công việc.
  •     Định kỳ xem xét hiệu quả trao quyền.
  •     Đánh giá, đào tạo và cải tiến.

Trao quyền có phải xóa bỏ trách nhiệm không?

Trao quyền hay phân quyền hay ủy quyền hiện nay có nhiều quan điểm về mặt trách nhiệm. Nhưng theo tôi, trao quyền hay ủy quyền hay phân quyền đều chỉ là tạo điều kiện cho cấp dưới chủ động làm việc chứ không phải cấp trên hết trách nhiệm. Về nguyên tắc, lãnh đạo cao nhất vẫn là người chịu trách nhiệm cao nhất tất cả hoạt động của công ty. Do đó trách nhiệm của lãnh đạo khi ủy quyền là phải thường xuyên đánh giá, xem xét tính hợp lý cũng như có định hướng đào tạo thích hợp để việc phân quyền được hiệu quả.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

4 cách đơn giản để "đọc" 1 công ty

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân trong tay bạn bắt đầu gia nhập vào một môi trường mới, môi trường làm việc tại các công sở. Bạn sẽ phải làm gì để mình được dung nạp vào môi trường đó? Ngay từ bây giờ hãy học cách “đọc” một công ty. 


Việc “đọc” một công ty không đơn thuần chỉ là nghe những cái được nghe, nhìn thấy cái được thấy hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất: 

Hãy có câu trả lời trước khi đặt câu hỏi. Thông tin tốt nhất mà bạn có thể có là từ những cựu thành viên trong công ty, từ những thành viên hiên tại và từ khách hàng... Tuy nhiên đừng luôn đặt ra câu hỏi trong khi chẳng ai có thời gian trả lời bạn. Hãy tập lấy thông tin không bằng cách hỏi. 

• Nguồn thông tin phải có từ hai chiều. Đừng quá lưu tâm đến những vấn đề của cấp trên hãy bắt đầu ngay từ bác bảo vệ, chị văn thư...có như vậy bạn mới biết về công ty từ gốc rễ. Song nên nhớ biết để biết chứ đừng biết để “bàn”! 

• Cách thể hiện không phải là tất cả. Đừng quá chú ý vào vị trí công việc mà hãy quan tâm hơn đến cách làm việc của mọi người. Ví dụ như khi chị lễ tân cúi chào một người lạ điều đó không có nghĩa là vô ích. Không có gì là thừa trong khi ngày nay văn hoá doanh nghiệp luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. 

• Lắng nghe lịch sử, học hỏi “anh hùng”. Bất cứ công ty nào cũng có những thời vàng son, có những “giai thoại” đáng để mọi người nhắc đến. Là một thành viên của công ty chắc chắn hơn ai hết bạn phải biết những điều kiểu như trên. Hãy trả lời câu hỏi: những thành tích đó là gì, đã xuất hiện khi nào, đến nay thì ra sao...? Và tất nhiên thật là thiếu sót khi nhắc tới những lịch sử ấy mà không gắn tới những con người lịch sử, đó là “anh hùng” của công ty, là hiện thân cho những gì đang tồn tại trước bạn. Tôn trọng và học hỏi là những điều bạn nên làm. 

Trên đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản để gia nhập vào một gia đình mới. Thành công đến đâu là còn phụ thuộc vào những nỗ lực của chính các bạn song xin hãy nhớ các phép tính toán học luôn bắt đầu từ bảng cửu chương. 

~~>chúc các bạn sắp ra trường thành công!!

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Thương Lượng Lương phần 01: Những sai lầm thường mắc phải khi thương lượng lương

Tôi viết bài này, cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc Thương Lượng Lương khi tham dự phỏng vấn tuyển dụng. 

Các bạn ạ, Thương Lượng Lương chưa bao giờ là một việc đơn giản cả, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường, những bạn chưa có kinh nghiệm, các bạn chưa "định giá được bản thân". Nói thẳng ra, thì nhà tuyển dụng luôn muốn đưa ra một mức lương hợp lý - đối với họ, và đa phần là mức lương tối thiểu, còn chúng ta, hoặc lúng túng, hoặc chưa biết bao nhiêu là vừa nhưng thương lượng lương sẽ quyết định đến quyền lợi mà bạn sẽ được hưởng, vì vậy, biết đôi điều nhất định không phải là thừa. 

Vậy làm sao để có thể thương lượng lương thành công? 
Thương lượng lương thất bại do đâu?

Trước khi đến với kỹ năng thương lượng lương, bạn cần phải check lại xem mình đã, có mắc phải những sai lầm nào dưới đây trong khi thương lượng không nhé!

1. Sử dụng ngôn từ tự ti

Các bạn sinh viên mới ra trường ơi, các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn chưa biết được giá trị của mình, do đó, lỗi này là lỗi phổ biến nhất với các bạn 

“Tôi không biết nếu công ty có đủ ngân sách để trả cho tôi…”

“Liệu anh/ chị có thể xem xét mức lương…”

“Tôi ghét phải hỏi điều này nhưng công ty có thể trả cho tôi…”

Mika Brzeinski, tác giả cuốn sách Hiểu rõ giá trị bản thân chỉ ra rằng ngôn từ tự ti như vậy sẽ đặt bạn vào tình thế yếu và khiến nhà tuyển dụng dễ dàng nói không. Hãy tự tin hơn, mạnh dạn đề nghị một con số hoặc khoảng ước lượng bạn mong muốn nhận được, đồng thời đưa ra lý do xác đáng cho yêu cầu của bạn và lắng nghe phản hồi của công ty với vẻ mặt nghiêm túc, lạc quan kể cả khi họ không (chưa) chấp nhận con số của bạn.

2. Chấp nhận lời đề nghị đầu tiên

Không nên vội vàng chấp nhận ngay lập tức lời đề nghị đầu tiên của nhà tuyển dụng. Đây là sai lầm của mình, có thể là như thế ^^. Hãy lặp lại con số của họ, yên lặng vài giây sau đó nêu quan điểm của bạn. Nhà tuyển dụng hầu như không bao giờ bắt đầu với lời đề nghị tốt nhất nên bạn phải thương lượng để đi đến một con số đôi bên đều thấy hài lòng. Nhớ nhé, đừng gật gù ngay với con số đầu tiên họ đưa ra, hãy dành ra 1 khoảng thời gian để cho mình suy nghĩ và xem phản ứng của họ để đi bước tiếp theo (lúc này họ cũng đang quan sát phản ứng của bạn thì phải - ^^ nếu họ là tôi).

3. Nói nhiều - Không nên - Khẩu khai thần khí tán

Tôi luôn nhớ thầy của tôi đã dạy như vậy "Khẩu khai thần khí tán" - nói ít thôi. Nói quá nhiều chưa bao giờ là tốt và trong thương lượng lương và nói nhiều có thể gây phản tác dụng, không những thất bại trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng mà còn làm tốn thời gian của cả hai. Do đó, thay vì phản ứng lại ngay trước lời đề nghị của nhà tuyển dụng, hãy trầm 1 chút, và dành thời gian suy nghĩ trong giây lát. Sự yên lặng có thể khiến họ lo lắng và cải thiện đề nghị mà bạn không cần nói gì.

Thành công trong thương lượng đòi hỏi bạn phải hiểu đối phương mong muốn, từ đó khéo léo trình bày mình có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đó. Để làm được điều này, bạn phải chú ý lắng nghe quan điểm của nhà tuyển dụng.

4. Quá cứng nhắc

Quá cứng nhắc với tư tưởng "Sẽ không chấp nhận nếu nhà tuyển dụng trả dưới..." thường khó đi đến một thỏa thuận chung khiến cả đôi bên hài lòng. Có thể họ không thể trả nhiều tiền hơn cho bạn nhưng cho phép bạn làm việc 4,5 ngày/ tuần hoặc đáp ứng các yêu cầu khác của riêng bạn. Hãy nhớ ngoài tiền lương, bạn còn có thể thương lượng các lợi ích khác như trợ cấp, thời gian nghỉ phép, làm việc tại nhà, cơ hội học tập... Vì vậy, hãy xác định điều bạn muốn ngoài tiền lương ở công việc này và linh hoạt khi thương lượng.

5. Bắt đầu với con số mong muốn

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn: "Bạn muốn một mức lương như thế nào ?" - hay đại loại là gần giống như vậy, thì bạn nên nhớ, nếu bạn bắt đầu cuộc thương lượng được bắt đầu với con số mình mong muốn, khả năng bạn nhận được ít hơn số đó sẽ rất lớn. Thay vào đó, hãy nói quá lên một chút (tất nhiên không quá nhiều), sau đó tiếp tục thương lượng. Luôn luôn củng cố cho yêu cầu của bạn với những lập luận cụ thể về giá trị của bạn, về những gì bạn có thể mang lại hoặc tiết kiệm cho công ty.

6. Thể hiện rằng mình chắc chắn sẽ nhận việc

Nếu đối phương biết rằng bạn không có sự lựa chọn nào khác và chắc chắn sẽ chấp nhận công việc bằng bất cứ giá nào, bạn sẽ đánh mất sức mạnh "mặc cả" của mình. Kể cả dù bạn không có bất cứ lời đề nghị nào khác, hãy thể hiện rằng bạn không dễ bị lợi dụng và sẵn sàng ra đi nếu không được ghi nhận thỏa đáng. 

Tôi luôn tin rằng, mỗi bước đi sẽ mở ra những con đường mới, giống như, tướng số con người sẽ thay đổi theo thời gian, thay đổi theo môi trường bạn tiếp xúc, thay đổi theo những quyết định của chính bạn. (các bạn yêu thích môn tướng số có thể không thích câu nói của tôi, nhưng, tôi tin vào những gì mình thực mục sở thị).

Nhưng khi cảm thấy, đây là lựa chọn tốt với bạn, có tiềm năng và cơ hội, thì hãy bắt lấy nó. Thương lượng luôn đòi hỏi sự linh hoạt mà. 

7. Thương lượng qua điện thoại

Hãy cố gắng thương lượng trong cuộc gặp mặt trực tiếp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 60-93% giao tiếp là phi ngôn ngữ. Để hiểu chính xác điều nhà tuyển dụng muốn dựa cả trên ngôn ngữ cử chỉ, thái độ của họ, bạn nên thương lượng trực tiếp. Làm như vậy cho phép bạn kết nối với họ cả về cảm xúc. Qua cái bắt tay, nụ cười, câu chuyện vui, bạn có thể thuyết phục họ tốt hơn.

Dù là vấn đề "cơm áo gạo tiền" nhưng nhiều người lại mắc sai lầm đáng tiếc ở bước quan trọng này và thất bại trong việc nhận được mức lương mong muốn. Vì vậy, muốn thương lượng thành công, bạn nên tránh những sai lầm kể trên.

8. Cần quan tâm gì khi thương lượng lương?

Quá trình thương lượng để có mức lương thỏa đáng là một khâu cực kỳ quan trọng sau khi bạn nhận được lời mời làm việc của nhà tuyển dụng. Lời khuyên của các giám đốc nhân sự: "Hãy thực tế khi thương lượng lương bổng và cân nhắc thật kỹ nhiều yếu tố quan trọng liên quan".

9. Thu thập thông tin

Để biết được mức lương tương xứng cho vị trí bạn ứng tuyển là bao nhiêu, việc thu thập thông tin liên quan đến vấn đề lương bổng là rất cần thiết. Bạn càng nắm bắt được nhiều thông tin, bạn càng có cơ hội thương lượng được mức lương hấp dẫn. Một số nguồn thông tin bạn có thể tham khảo là: khảo sát hàng năm về chế độ lương bổng của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, các công ty nghiên cứu thị trường. Đặc biệt, bạn bè của bạn có thể là nguồn cung cấp thông tin giá trị về vấn đề “tế nhị” này.

10. Chọn lời mời làm việc tốt nhất

Nếu bạn được vài nhà tuyển dụng “chấm”, mức lương đề nghị của họ có thể chênh lệch nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn lời mời làm việc mà bạn cho là tốt nhất. Vậy thế nào là “tốt nhất”? Bạn phải xác định được mục tiêu của mình. Ví dụ, là một bà mẹ trẻ, bạn không có thời gian rỗi ngoài giờ làm việc chính thức để cống hiến thêm cho công việc. Rõ ràng trong trường hợp đó lời mời làm việc tốt nhất chính là công việc có mức lương tương đối khá so với năng lực của bạn, và nhất là, cho phép bạn về nhà đúng giờ vào cuối ngày để chăm sóc con trẻ. 

11. Đánh giá lương bổng và các chế độ đãi ngộ

Bạn cần đánh giá mức lương cùng chính sách đãi ngộ của công ty (bảo hiểm y tế, cơ hội đào tạo và phát triển, cơ hội thăng tiến…). Bạn sẽ so sánh chế độ lương bổng đó với mong muốn của bản thân và chính sách lương bổng bình quân của thị trường. Sau đó bạn hãy tự hỏi “Mức lương và các chế độ đãi ngộ đó có thể thỏa mãn các chi phí sinh hoạt và những mong muốn cơ bản khác của tôi?” 

Ví dụ, nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn chưa lập gia đình và chưa có kế hoạch muốn lập gia đình (ít nhất là trong 2 năm tới) mục tiêu hiện tại của bạn là đi học để nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm  (cái này cần có thời gian cụ thể nhé) thì bạn cần dự trù được các chi phí bạn cần phải bỏ ra trong khoảng thời gian nhất định, chi phí ăn ở, đi lại ... nếu bạn không sống cùng gia đình thì điều này càng cần chi tiết, điều này sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn lời đề nghị tốt nhất. 

12. Biết người biết ta…

Sau khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có những động thái sau đây không: gửi thư mời làm việc cho bạn rất nhanh, gọi điện kiểm tra xem bạn đã nhận được thư mời chưa, hỏi thăm nhiệt tình và hẹn gặp lại bạn… Tóm lại sự thể hiện quan tâm rất đặc biệt của nhà tuyển dụng đối với bạn đồng nghĩa với việc họ cần bạn. Khi đó bạn có thể an tâm vì bạn sẽ có ưu thế trong quá trình thương lượng lương bổng. Ngược lại, bạn có thể chỉ là sự lựa chọn thay thế nếu như bạn nhận được thư mời làm việc khá lâu sau khi phỏng vấn, bạn cảm thấy khó khăn khi muốn hẹn gặp nhà tuyển dụng…

Chúc các bạn thành công. 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Bàn về nghệ thuật dùng người và giữ chân nhân tài

Đối với người lao động, tên tuổi và hình ảnh của một doanh nghiệp không chỉ được tô vẽ bằng giá trị cổ phiếu hay các chiến lược quảng cáo rầm rộ mà còn gắn liền với chính sách nhân sự và nguồn nhân lực.

Nhân lực giỏi là tài sản riêng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể vay mượn vốn từ ngân hàng, có thể học hỏi mô hình kinh doanh của đối thủ nhưng không thể nào có được một nguồn nhân lực như nhau bởi nhân lực là tài sản riêng của một doanh nghiệp. Hàng hóa có thể sao chép, có thể giả mạo nhưng nguồn nhân lực thì không.

Làm thế nào để tuyển được nhân viên giỏi? Câu hỏi mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng quan tâm và gặp không ít khó khăn trong công việc của mình. Việc nhân viên ra đi sau khi được đào tạo hay đã có vốn kinh nghiệm vững vàng là điều khiến hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đau đầu.

Thông qua 4 yếu tố chính để đánh giá năng lực nhân viên: Kỹ năng, kiến thức, thái độ và thành tích đạt được, thì nhân viên giỏi không chỉ thông minh, siêng năng, nhiều tham vọng mà còn có những phẩm chất tốt như lạc quan, hòa đồng…

Việc tuyển được nhân viên giỏi đã khó, giữ chân họ lại còn khó hơn. Ở cương vị là một nhà lãnh đạo,trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi cũng không kém phần quan trọng, quyết định rất lớn đến thành công của doanh nghiệp.

Khi nhân viên giỏi quyết ra đi


Tuyển dụng là một quá trình tốn kém về thời gian,công sức và tiến bạc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều khiến hầu hết các nhà lãnh đạo đầu là sau một thời gian được đào tạo bài bản,tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc thì cũng là lúc nhân viên quyết ra đi.

Qua khảo sát cho thấy, lương chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giữ nhân viên giỏi. Vậy họ sẵn sàng ra đi vì lí do gì?

Đối với nhân viên giỏi: họ ra đi là vì công việc không phù hợp hoặc phù hợp nhưng không có khả năng thăng tiến; không được tôn trọng cũng như không được tự khẳng định; cảm giác bị cô lập; thiếu các điều kiện hỗ trợ…

Đối với doanh nghiệp: Vì không có chiến lược và chính sách một cách rõ ràng; cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, vận hành không hiệu quả; độc đoán cơ chế, hay quản lý theo phương thức gia đình; công việc bị xáo trộn,đan chéo - sử dụng sai nguồn lực; nguy cơ giải thể, phá sản doanh nghiệp, các yếu tố pháp lí khác chi phối; môi trường làm việc không tốt và văn hóa doanh nghiệp chưa chuẩn tắc…

Với thị trường lao động cạch tranh như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi càng được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng chiến lược giữ chân nhân viên hay nhất là thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của họ trong hợp đồng lao động.  Nhưng đó không phải là cách làm duy nhất!

Nhà lãnh đạo phải thật sự hiểu họ. Nhân viên giỏi sẽ không đợi đến đánh giá năng lực hàng tháng,hàng quý hay hàng năm mà cần ghi nhận kịp thời những đóng góp quý giá bằng khen thưởng, khuyến khích thông qua các hình thức đa dạng như gửi thư chúc mừng đến họ, hay một buổi ăn trưa ấm cúng... Hãy nhân rộng sự ghi nhận này từ những nhân viên giỏi thường xuyên hơn; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện tính ổn định và tích cực, dựa trên sự tôn trọng, thừa nhận sự sáng tạo và đãi ngộ đối với họ.

Một chuyên gia tư vấn nhận sự cho biết, để giữ chân nhân viên giỏi, không chỉ thể hiện quyền lợi, không chỉ thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm trong hợp đồng lao động, mà còn phải tạo ra môi trường làm việc thú vị, thực hiện cam kết của tổ chức và quan tâm ở góc độ con người với những sẻ chia khích lệ thường xuyên về mặt tư tưởng, về mục tiêu, về lợi ích.

Và một cách nhìn

TS. Michael Roach tác giả Năng đoạn kim cương (The Diamond Cutter) đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản, giúp chúng ta phát triển có chiều sâu hơn trong cuộc sống và công việc. Nhìn ở khía cạnh quản trị nhân sự, các nhà lãnh đạo sẽ hiểu hơn về quá trình phát triển của nhân viên, giúp việc điều hành doanh nghiệp có ý nghĩa lâu dài, làm cho chính họ được phong phú cả bên trong lẫn bên ngoài.

Thứ nhất, nhân viên đi làm là để thành công; tức là phải tạo ra tiền. Các nhà lãnh đạo giúp họ hiểu rõ tiền từ đâu ra, làm cách nào để tiền không ngừng đến, thành công nối tiếp thành công và luôn giữ thái độ lành mạnh đối với nó khi ta có nó. Thành tích đạt được với những đóng góp quý báu của họ và chính sách đãi ngộ sao cho tương xứng, công bằng và minh bạch.

Thứ hai, nhân viên hưởng thụ - tức là cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các nhà lãnh đạo giúp họ luôn mạnh khỏe cả về tinh thần lẫn vật chất; trở thành một người tốt; một người hạnh phúc thực sự. Theo xu hướng thế giới, các nhà lãnh đạo thành công luôn hướng đến “Work Less, Make More” – “Làm ít, Gặt hái nhiều”- không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu cả về tinh thần. Ngoài thời gian dành cho công việc, họ còn dành nhiều thời gian cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Hãy khơi gợi và làm cầu nối cho những chương trình gặp gỡ, giao lưu thú vị và có ý nghĩa.

Thứ ba, nhân viên tạo ra giá trị, tức là mục đích cuối cùng của họ trong cuộc sống hay công việc là gì. Bất cứ điều gì họ làm, bất cứ điều gì họ nói, hay suy nghĩ sẽ hình thành bức tranh tổng thể về họ luôn sống động và có giá trị. Hãy giúp họ hoàn thiện và ghi nhận những giá trị đó.

Với thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi càng được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn, trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp.

Bài học từ những thất bại (phần 03) Tôi 24 tuổi, bốn lần khởi nghiệp thì ba lần thất bại

Hôm rồi, tôi có đi mua một vài quyển sách, và tôi thấy thật ngạc nhiên khi có rất nhiều, rất nhiều sách viết về thành công như làm thế nào để thành công, làm thế nào để giàu có, làm thế nào để có nhiều tiền... nhưng không nhiều sách viết về thất bại. Nghĩ 1 cách đơn giản, các bạn muốn biết người ta thành công như thế nào, và muốn học hỏi để trở thành người thành đạt chứ không mấy ai lại muốn đọc sách của những người đã thất bại cả. Riêng tôi, tôi có cái thú riêng, là tìm hiểu về những thất bại. Dưới đây là phần thứ 3 của loạt bài - "Bài học từ những thất bại", bài này tôi đọc được trên vnexpress.

"Đã có lúc tôi nảy sinh suy nghĩ: “Hay là mình sẽ tìm kiếm một công việc nào đó ổn định, có thu nhập hàng tháng, lúc đó tôi sẽ lại chân trong, chân ngoài để kiếm thêm và gây dựng sự nghiệp ?”

Có những lúc tưởng chừng như thất bại ê chề đã nhấn chìm tôi. Tôi thấy mình là một thằng vô dụng. Năm lần bảy lượt cầm tiền của gia đình để làm ăn mà vẫn không thể thành công nổi. Tôi bắt đầu hoài nghi về những cuốn sách tôi đã đọc, về thành công, về làm giàu, về lập nghiệp, tất cả chúng chỉ là những loại kiến thức sáo rỗng, thiếu thực tế và dành cho những kẻ mơ mộng, mù quáng?

Tôi lại càng thêm hoang mang khi nhìn những người cùng trang lứa đã ổn định vào những công việc được gia đình thu xếp sẵn, có những vị trí rất tốt và có tương lai. Trong tôi bắt đầu nảy sinh suy nghĩ: “Hay là mình sẽ tìm kiếm một công việc nào đó ổn định, có thu nhập hàng tháng, lúc đó tôi sẽ lại chân trong, chân ngoài để kiếm thêm và gây dựng sự nghiệp”. Tôi đi hỏi những người lớn tuổi để được tư vấn thêm, và tất cả đều cho tôi một lời khuyên: công việc ổn định.

Vốn là một đứa cứng đầu, tôi vẫn không thể chấp nhận được phương án đó. Tôi tự hỏi mình rằng: “Nếu mình vẫn đi những con đường giống người khác đã đi, liệu mình có thể đến đích của thành công hay vẫn chỉ đến cái đích giống như những người khác?”

Tôi tự huyễn hoặc mình rằng biết đâu thành công đang ở rất gần, chỉ vài bước nữa thôi là mình có thể chạm đến con đường ngắn nhất dẫn vào nó. Biết đâu nếu mình quay đầu lại và đi con đường như những người khác, mình sẽ làm lại từ đầu và không bao giờ tìm thấy thành công nữa. Đó là động lực giúp tôi đứng dậy và khởi nghiệp lần nữa.

Nhưng lần khởi nghiệp này khác với những lần trước. Đó là lúc kinh tế gia đình khó khăn, là lúc tôi không có bất kỳ một đòn bẩy tài chính nào hỗ trợ nữa. Tôi bắt đầu từ hai bàn tay trắng hoàn toàn. Lúc đó, tôi đã nhìn lại mình một cách kỹ càng, đánh giá thế mạnh, điểm yếu của bản thân (SWOT). Thôi mơ mộng viển vông, thôi vẽ vời những mục tiêu dài hạn, tôi đặt ra mục tiêu thực dụng nhất và cần thiết nhất: làm sao để có tiền, để có thể vượt qua thời khắc khó khăn này.

Như vậy tôi đã 4 lần khởi nghiệp bằng những công việc khác nhau trong đó 3 lần đã thất bại. Ở lần thứ 4 này tôi đã có thể nuôi sống doanh nghiệp của mình, tôi đã có thể góp một phần nhỏ vào để trang trải khó khăn cho gia đình, tôi đã có một đội cùng tôi đồng hành để tìm kiếm thành công.

Giờ nhìn lại tôi thấy mình có những sai lầm sau:

Hiếu thắng: Sống trong sự bảo bọc của gia đình từ nhỏ, thiếu sự va vấp và sinh hoạt cộng đồng. Điều đó làm cho cái tôi của tôi rất lớn. Luôn bảo vệ quan điểm cá nhân và hiếu thắng, thiếu sự lắng nghe ý kiến của người khác. Luôn ghét phải nhận những lời chỉ trích về bản thân mình. Tôi không dám nghĩ mình đã là một người như thế.

Thiếu sự nỗ lực, quyết tâm: Cầm tiền gia đình đi khởi nghiệp. Số tiền đó không phải là một con số lớn lắm. Nếu thất bại, số tiền mất đi cũng không phải là nhiều. Chính điều đó làm cho tôi thiếu một sự nỗ lực, quyết tâm cần phải có. Thất bại có vẻ nhẹ nhàng khi trong đầu mình có những suy nghĩ kiểu như nếu có thất bại thì cũng chỉ mất một ít tiền, bù lại mình sẽ học được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Lãng phí thời gian: Chính vì thế mà tôi lãng phí thời gian hơn. Tôi không tận dụng mọi lúc có thể để gây dựng và phát triển mà lãng phí vào việc lên mạng, tham gia vào những cuộc tranh cãi vô bổ.

Chọn sai người đồng hành: Mỗi lần khởi nghiệp, tôi chọn cho mình một người đồng hành. Cứ nghĩ rằng những người anh em tốt của nhau thì khi làm việc cùng nhau sẽ hiểu nhau hơn và đạt được hiệu quả hơn. Nhưng sự thực không phải thế.

Nói nhiều hơn là làm: Do đó chúng tôi dành nhiều thời gian để nói chuyện, “chém gió” hơn là lao vào công việc để gặt hái thành công.

Không có mục tiêu ngắn hạn mà chỉ có mục tiêu dài hạn: Chúng tôi ngồi vẽ cho mình những ý tưởng xa vời mà một khi nó thành công, chúng tôi sẽ có cơ hội đổi đời. Nhưng cái trước mắt, cái sẽ giúp chúng tôi sống được đến khi thành công thì lại lười nhác, đùn đẩy nhau để làm.

Nhưng chính những thất bại đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm và giúp mình trở nên chín chắn hơn.

Thành công không đến với những kẻ lười: Giả sử cái đích thành công cách mình một ngàn kilomet, nếu mỗi ngày chúng ta bước được một mét, vậy sau bao lâu thì chúng ta có thể chạm vào thành công? Tôi cố gắng tiết kiệm thời gian, nỗ lực và làm việc chăm chỉ. Hy vọng mình có thể đi với tốc độ nhanh hơn.

Chọn người đồng hành: Tôi tránh những người ngại khó, ngại khổ, những người thiếu quyết tâm và lười nhác. Tôi chọn cho mình những người cùng nhìn về một hướng và cùng nhau chèo lái, để đẩy con thuyền đi với vận tốc nhanh hơn nữa.

Mục tiêu ngắn hạn: Chúng tôi lên cho mình những mục tiêu ngắn hạn có thể giúp nuôi sống doanh nghiệp, trang trải chi phí hàng ngày. Từ đó chúng tôi sẽ có tiền để đầu tư vào các mục tiêu dài hạn.

Cho đến thời điểm hiện tại, tôi cũng không biết chắc rằng liệu mình sẽ thành công hay thất bại tiếp. Nhưng sau tất cả, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều và tôi không sợ thất bại nữa. Nếu như tôi tiếp tục thất bại, chắc chắn tôi sẽ không bao giờ thất bại vì những lý do cũ và sẽ dám nghĩ, dám làm và làm việc hết mình cho mục tiêu mà mình theo đuổi.

Tôi xin trích lại câu nói mà mình thấy tâm đắc và thấy được mình trong đó: “Bạn sẽ không bao giờ biết được mình mạnh mẽ thế nào cho đến khi trở nên mạnh mẽ là sự lựa chọn duy nhất mà bạn có!”

Đồng Quang Trọng"

Tôi đã chứng kiến rất nhiều bạn bè tôi, những người giống như Trọng, họ muốn làm chủ, dù chưa có kinh nghiệm về quản lý điều hành hay bất cứ một vị trí quản lý của một bộ phận nào của công ty. Các bạn thậm chí không biết căn bản về kế toán, tài chính, chiến lược, marketing, quản trị ... để rồi không biết tiền của mình chạy đi đâu, người của mình chạy đi đâu và công ty của mình đang đi về đâu. Rồi các bạn bế tắc khi gặp những vấn đề đó, mò mẫm, có người tìm được đường đi tiếp, nhưng họ là số rất ít, còn đa phần là phá sản, giải thể ... vì để vận hành một công ty tại Việt Nam không hề đơn giản như mọi người nghĩ, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, người người thắt chặt chi tiêu như hiện nay.

Tuy nhiên, những người thành công, nắm bắt được xu hướng của thị trường và theo đuổi đến cùng ước mơ của mình thường là số rất ít. Vì vậy, cứ đi tiếp đi, có thể bạn chính là 1 trong số những người thành công vì khác biệt ấy.

Những người bạn tôi, cũng chưa có ai bỏ cuộc ^^.





Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Cách đàm phán để đạt được mức lương mong muốn

Khi vào đến các vòng cuối của quá trình tuyển dụng, bạn sẽ đối mặt với các câu hỏi về lương bổng. Đưa ra mức lương mong muốn quá cao thì có thể sẽ không được nhận vào làm, còn nếu đề nghị mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng tầm với khả năng của mình. Vậy mức lương như thế nào là hợp lý?

“Biết người biết ta”
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về thị trường lương thực tế. Có thể tìm hiểu từ bạn bè, người thân, từ network của mình để biết thêm khoảng lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy thực tế! Cùng một vị trí, chẳng hạn kế toán trưởng, nhưng công ty nước ngoài sẽ trả khác công ty trong nước, ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ khác ngành dịch vụ, công ty tại Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ có mức lương khác với các công ty tại khu công nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một yếu tố cần cân nhắc khi xác định mức lương mong muốn. Lương đóng vai trò như thế nào trong công việc mới mà bạn mong muốn? Bạn tìm việc vì muốn thử thách bản thân mình? Hay vì bạn muốn tăng thu nhập lên 30% - 50%?

Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin hơn, cảm thấy thoải mái hơn trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Tôn Tử đã từng nói "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng."

Trả lời bằng câu hỏi
Khi được hỏi “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?”, nguyên tắc đầu tiên là bạn không nên trả lời ngay câu hỏi trên. Có nhiều yếu tố cũng quan trọng không kém so với lương và cần được cân nhắc. Đó chính là môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, phụ cấp, cơ hội học hỏi, thăng tiến.

Những thông tin này giúp bạn có cái nhìn bao quát về mức lương bạn mong muốn và là những yêu tố bạn cần cân nhắc thiệt hơn khi thương lượng lương với NTD. Những câu hỏi bạn có thể hỏi như:
-      Cơ hội để bạn học hỏi, phát triển và thăng tiến?
-      Trách nhiệm công việc (kể cả khoản ngân sách bạn sẽ phải quản lý hoặc doanh số bạn phải chịu)?
-      Số lượng nhân viên bạn sẽ quản lý (nếu có)?
-      Những chương trình phúc lợi cho nhân viên?

Ngoài ra, khi đặt những câu hỏi này, bạn đã thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó sẽ ghi thêm điểm cho bạn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ sẽ chia sẻ thêm những thông tin hữu ích giúp bạn có thể đưa ra một mức lương phù hợp.

Hãy để nhà tuyển dụng thay bạn trả lời
Nếu bạn thật sự chưa thể nghĩ ra một con số cụ thể về mức lương mong muốn, bạn cũng có thể áp dụng thuật "đi vòng". Nghĩa là bạn nên chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Hãy biến câu trả lời thành một cơ hội để giới thiệu thêm về định hướng của bạn cho nhà tuyển dụng. Một ví dụ cho câu trả lời của bạn: "Qua trao đổi với anh/chị, tôi thật sự rất thích môi trường làm việc của công ty cũng như những thử thách của công việc này. Tôi mong muốn trở thành một thành viên và đóng góp vào sự phát triển của công ty. Đối với tôi, cơ hội học hỏi và phát triển để trở thành một kế toán trưởng trong vòng ba năm tới cũng như môi trường làm việc thân thiện, cởi mở là điều tôi quan tâm nhất hiện tại. Và thật sự tôi nghĩ đây chính là một cơ hội dành cho mình. Nếu có thể, anh/chị vui lòng cho tôi biết mức lương dành cho vị trí này?".

Trong trường hợp này, câu trả lời của nhà tuyển dụng có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau: NTD sẽ tiết lộ khoảng lương của vị trí này cho bạn hoặc họ sẽ khéo léo từ chối bằng cách: “Mức lương cho vị trí này sẽ thay đổi phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên. Bạn cứ đề nghị mức lương bạn mong muốn để chúng ta có thể cùng đi đến một mức lương mà cả hai bên đều hài lòng.”

Nếu rơi vào trường hợp đầu tiên: NTD tiết lộ khoảng lương của vị trí đang tuyển
Bạn hãy cân nhắc xem mức lương này có phù hợp với mong muốn của mình hay không bằng cách xem xét những yếu tố về môi trường, khả năng thăng tiến… để có thể đưa ra quyết định: chấp nhận hay thương lượng tiếp.

Trường hợp thứ hai: NTD muốn bạn đưa ra mức lương mong muốn trước. 
Nếu bạn cứ vòng vo, họ sẽ đánh giá bạn thiếu hợp tác. Bạn cũng đang băn khoăn không biết mức lương mình muốn quá cao hay quá thấp? 

Thông thường NTD sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn mong muốn trước. Để có được mức lương cao nhất, bạn nên tự tin đưa ra mức lương cao nhất mà bạn nghĩ NTD có thể trả dựa trên những thông tin mà bạn đã thu thập được. NTD sẽ không trả cho bạn mức lương cao hơn giá trị của chính bạn. Vì vậy, nếu bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6-8 triệu một tháng, hãy mạnh dạn đưa ra con số 8 triệu ngay từ đầu. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1
NTD sẽ đồng ý với mức lương mà bạn đưa ra. Trường hợp này quá hoàn hảo vì cả 2 bên đều đạt được điều mình mong muốn ngay trong bước thảo luận đầu tiên.

Trường hợp 2
NTD sẽ đưa ra một mức thấp hơn mức mà bạn đã đưa ra nhưng vẫn nằm trong giới hạn mong muốn của bạn (ví dụ là 7 triệu). Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể “hạ giá” xuống 7 triệu để vừa làm NTD hài lòng vừa đạt được mức lương trong khoảng mong muốn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần nói rõ lý do tại sao bạn chấp nhận mức lương thấp hơn. Đó có thể là vì môi trường làm việc chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội học hỏi thăng tiến. Hay vì bạn thật sự rất yêu thích công việc này và thấy rằng đây là cơ hội để bạn đóng góp và phát triển bản thân lâu dài. Hãy đưa ra lý do dựa trên mục tiêu nghề nghiệp của bạn và những thông tin mà bạn đã thu thập trước đó về môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, phụ cấp, cơ hội học hỏi, thăng tiến. NTD sẽ thấy rằng bạn có sự suy nghĩ thấu đáo và cân nhắc kỹ càng cho sự nghiệp lâu dài của mình, bạn không vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những cơ hội thực sự dành cho bạn.

Trường hợp 3
NTD sẽ đưa ra một mức lương thấp hơn mức mà bạn mong đợi và nằm dưới cả giới hạn thấp nhất trong khoảng mà bạn mong muốn (ví dụ là 5 triệu). Trong trường hợp bạn thật sự yêu thích công việc này, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi tại sao NTD lại đưa ra mức lương thấp hơn so với mức bạn đã tìm hiểu. Dựa vào câu trả lời của NTD, bạn có thể thương lượng để đi đến một kết quả có lợi cho cả đôi bên:

•    Mức lương đưa ra là do vị trí: Đây có thể là mức cao nhất NTD có thể trả cho bạn trong vị trí này. Nếu bạn tin mình có thể đảm nhận nhiều công việc hơn, đóng góp nhiều hơn cho công ty và phù hợp với vị trí cao hơn, hãy hỏi NTD về việc thay đổi vị trí công việc dành cho bạn.
•    Mức lương đưa ra dựa vào kinh nghiệm của bạn trong vị trí này: Có thể NTD chưa nhận thấy bạn có nhiều kinh nghiệm trong vị trí này hoặc vẫn còn thiếu một số kỹ năng cần thiết.  Đây là một trường hợp khó và có thể đòi hỏi bạn quay lại những bước đầu tiên để chứng minh và thuyết phục NTD thấy được khả năng đáp ứng của mình cho vị trí này tốt như thế nào.
•    Mức lương chỉ có thể tăng dựa trên thành tích: Mặc dù khả năng và kinh nghiệm của bạn thể hiện trên hồ sơ rất tốt, nhưng NTD cần thấy rõ kết quả công việc thực tế đối với vị trí này trước khi quyết định trả cho bạn mức lương cao hơn. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu được xem xét lại lương sau khi thử việc, và sau đó tận dụng thời gian thử việc để chứng tỏ khả năng của mình.

Ai cũng mong muốn có được một mức lương cao, tuy nhiên cũng đừng chỉ chú tâm đến lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của NTD - chữ win thứ 2 trong kết quả “win-win”. Bạn cần đàm phán sao cho khi kết thúc cuộc đàm phán, không chỉ bản thân bạn cảm thấy vui vẻ để bắt đầu công việc mới, mà NTD cũng hài lòng khi họ đã tuyển được bạn. Để giúp NTD cảm thấy hài lòng, bạn cần chú ý những điểm sau:

•      Thể hiện cho NTD thấy mục tiêu của bạn là có một mức lương hợp lý nhất dựa vào khả năng đóng góp của bạn cho công ty, chứ không phải trả giá để có được mức lương cao nhất có thể cho bản thân mình ngay tại thời điểm đó.
•      Thể hiện cho NTD thấy lương là một yếu tố rất quan trọng, nhưng không phải là quan trọng nhất trong quyết định của bạn khi gia nhập công ty. Để thể hiện điều này, bạn cần cho NTD thấy được đam mê và sự hào hứng của mình dành cho công ty và công việc mà bạn đang ứng tuyển ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên, đồng thời không ngần ngại chia sẻ thắc mắc của mình về con đường sự nghiệp và cơ hội phát triển lâu dài tại công ty trong vị trí này trong quá trình đàm phán.

Chúc bạn đạt được mức lương mong muốn!

dễ dàng học các kỹ năng căn bản tại kynangcanban.blogspot.com