1- Lỗi khoan dung: Đánh giá mọi người quá cao không kể đến hiệu quả thực tế để tránh xung đột hoặc để mọi người nhìn nhận tốt về mình
2- Lỗi bình quân chủ nghĩa: nhóm tất cả nhân viên vào mức trung bình để tránh đánh giá quá cao, vượt mức
3- Lỗi đánh giá thời gian quá gần: không xem xét cả quá trình mà chỉ tập trung vào giai đoạn gần đây, tích cực hoặc tiêu cực
4- Hiệu ứng Halo: để một đặc điểm hoặc một yếu tố công việc ưa thích chi phối toàn bộ việc thực hiện công việc, kết quả là đánh giá cao toàn bộ quá trình thực hiện công việc
5- Hiệu ứng Horns: để một đặc điểm hoặc một yếu tố công việc không ưa thích che lấp các điểm khác, tích cực hơn dẫn đến đánh giá thấp toàn bộ quá trình thực hiện công việc.
6- Lỗi đối chiếu: đánh giá một nhân viên trong mối liên hệ với người khác chứ không phải với nhiệm vụ, mục tiêu và các tiêu chuẩn hiệu quả công việc đã được vạch ra
7- Lỗi hiệu quả cũ: đánh giá dựa trên kết quả làm việc trước đây chứ không phải kết quả làm việc hiện tại
8- Lỗi thiên vị: để tình cảm cá nhân đối với nhân viên chi phối việc đánh giá
9- Lỗi tiềm năng cao: Nhầm lẫn giữa tiềm năng và việc thực hiện công việc.
10- Lỗi tương tự tôi (Familar to me): nghĩ rằng họ cũng giống như mình và vì thế cảm thấy thoái mái hoặc thông cảm
11- Lỗi liên đới: đánh giá chi phối bởi các mối quan hệ của nhân viên chứ không phải việc thực hiện công việc của họ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét