Trước tiên, hãy xác định bạn muốn gì? Đâu là điều thực sự có ý nghĩa và quan trọng nhất với bạn tại thời điểm này? Sự thực, lựa chọn một công việc yêu thích sẽ là một động lực lớn giúp bạn vượt qua những khó khăn.
Tiếp theo, cần xác định lợi thế của bạn nằm ở đâu? Tư vấn nghiên cứu phần mềm hay nếu làm ở ngân hàng... và đó là vị trí nào?
Mỗi một công việc/ một ngành nghề đều có những ưu - nhược điểm riêng, vì vậy, hãy đi theo ngành nào hợp với cá tính của mình, mình yêu thích nhất, mình đánh giá nó tiềm năng nhất.
Ngoài ra, nếu muốn gắn bó và quyết tâm theo đuổi 1 lĩnh vực, bạn cần tích lũy thêm kiến thức qua sách/ báo/ tạp chí/ truyền hình, nâng cao khả năng ngoại ngữ và rèn luyện các kỹ năng mềm phù hợp, bên cạnh đó, bạn nên làm giàu thêm vốn thực tế của mình.
Chọn đúng công việc bạn sẽ được gì?
- Gia tăng cơ hội trúng tuyển: Với công việc đúng sở trường, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục NTD: Bạn đáp ứng tốt yêu cầu của họ như thế nào về mặt kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm trong hồ sơ; và tự tin chứng minh năng lực bản thân trong buổi phỏng vấn. Công việc phù hợp sở thích sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải niềm đam mê vào thư tìm việc, sẵn sàng đầu tư thời gian chăm chút hồ sơ, và chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn.
- Thành công lâu dài: Không chỉ với mức lương bạn nhận được mỗi cuối tháng, bạn thành công khi yêu và muốn gắn bó với công việc đang làm, luôn ở tư thế sẵn sàng đón nhận thử thách và nỗ lực phát triển.
Vậy, làm thế nào để chọn đúng công việc?
- Bước 1: Tự đặt câu hỏi: Mình thật sự đam mê lĩnh vực gì? Mình đặc biệt mạnh ở điểm nào?
Các bài kiểm tra tính cách, tâm lý là công cụ hiệu quả hỗ trợ bạn khám phá bản thân. Bạn có thể tham khảo công cụ MBTI, trắc nghiệm IQ, EQ. Cách khác, liệt kê các hoạt động bạn đã từng tham gia (đoàn hội, từ thiện, chức vụ ở trường lớp, công việc bán thời gian…), đặt câu hỏi bản thân thích và không thích gì ở những hoạt động đã trải nghiệm. Cách này sẽ giúp bạn bước đầu hình dung được bản thân yêu thích tính chất công việc như thế nào.
Ví dụ: Thanh đã áp dụng những phương pháp trên, cô khám phá ra mình thích giải quyết các vấn đề liên quan con người, thích quan tâm, tìm hiểu người khác; điểm mạnh là kỹ năng sàng lọc/phỏng vấn và kỹ năng thương lượng. Qua bài trắc nghiệm hướng nghiệp và bằng cách tìm hiểu ngành nhân sự, Thanh xác định công việc phù hợp với mình là Tuyển dụng nhân sự.
- Bước 2: Trước khi nộp đơn vào một công việc, bạn cần trả lời câu hỏi: Mình có thật sự thích làm công việc này? Các điểm mạnh của mình có phù hợp yêu cầu công việc? Khi bạn phân tích kỹ, biết rõ tại sao mình muốn làm công việc đó, và có sự đầu tư phù hợp, bạn sẽ thuyết phục được NTD.
Đã đến lúc bạn cần nghiêm túc suy nghĩ, cầm bút và viết ra giấy câu trả lời. Đã đến lúc bạn cần nghiêm túc đánh giá bản thân trước khi quyết định nộp đơn vào một công việc.
Trong trường hợp bạn rất yêu thích một công việc và sở hữu những kỹ năng cốt lõi để hoàn thành tốt công việc đó, nhưng chưa có kiến thức và kinh nghiệm liên quan. Bạn cần vạch ra kế hoạch và có sự nỗ lực đầu tư cho công việc mơ ước của mình.
Trường hợp của Thanh, để chinh phục công việc mơ ước – Tuyển dụng nhân sự, cô đã lập kế hoạch bổ sung kiến thức bằng cách theo học nghề nhân sự ở một trung tâm, bắt đầu từ vị trí nhân viên hành chính nhân sự. Chủ động xây dựng, tích cực mở rộng các mối quan hệ với những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự để được tư vấn và hỗ trợ khi cô có khúc mắc trong nghề. Sau khi có được kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng cần thiết, Thanh chuyển tiếp qua công việc mơ ước – Tuyển dụng nhân sự.
Chúc các bạn thành công
0 nhận xét:
Đăng nhận xét