Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

5 cách tiết kiệm tiền sai lầm



Giá cả tăng lên khắp nơi đã khiến mọi người tìm kế thắt lưng buộc bụng bằng mọi cách. Mặc dù việc này nghe có vẻ dễ dàng, song vẫn có một số lớn người mắc các sai lầm khi tiết kiệm, và thực tế lại đang lãng phí hơn.

Dưới đây là một vài sai lầm phổ biến như vậy, đưa ra trên chuyên trang tài chính Thestreet mình thấy rất đúng nên muốn chia sẻ với mọi người.

1. Ngừng tiêu dùng

Đây có vẻ là cách đơn giản nhất để tiết kiệm. Vấn đề là nếu làm điều này mà không có dự tính trước, việc không tiêu tiền có thể làm tăng thêm các khoản phí phát sinh về lâu dài.

Bạn nên ngừng mua những thứ không cần thiết, nhưng không nên ngừng tiêu tiền vào những thứ có tính phòng ngừa, bảo hiểm và nền tảng. Bạn sẽ tiết kiệm được tiền hôm nay bằng việc không đến nha sĩ kiểm tra răng, nhưng nếu điều đó dẫn đến bệnh về răng miệng, tiết kiệm hóa ra lại đẻ ra chi phí lâu dài.

Điều cần làm là: Đảm bảo bạn tiếp tục có những cuộc kiểm tra định kỳ, và khắc phục ngay khi có những sự cố nhỏ nhất, ngay cả nếu việc này khiến bạn tốn kém chút ít. Nó sẽ giúp bạn không phải bỏ một khoản lớn cho những chi phí sửa chữa về sau.

2. Mua đồ rẻ tiền, không phải là mua theo giá trị sử dụng

Mọi người thường nghĩ cách tốt nhất để tiết kiệm là săn lùng những món đồ có giá bèo. Mặc dù việc này đôi khi có ích, song chìa khóa thực sự của việc tiết kiệm là học cách mua bất cứ thứ gì có giá trị tốt nhất.

Mua những món đồ rẻ nhất chỉ có thể kéo dài được 1-2 năm, trong khi nếu bạn trả giá gấp đôi thì có thể mua được những thứ dùng cả đời, kết quả là về lâu dài bạn tốn kém hơn nhiều vì phải thay đi thay lại liên tục.
Một ví dụ khác: Mua bột ngũ cốc dinh dưỡng đắt hơn một chút, nhưng sẽ giúp bạn khỏe mạnh - chứ không phải là loại rẻ tiền nhất chỉ toàn đường mà chả có mấy dinh dưỡng.

Điều cần làm: Chìa khóa quan trọng để tiết kiệm là làm thế nào để đi chợ mua theo giá trị của đồ vật. Giá bán chỉ là một nhân tố bạn cần quan tâm. Các yếu tố quan trọng khác gồm: vật đó có tuổi thọ bao lâu, chế độ bảo hành, và bạn có sử dụng nó thường xuyên không. Học cách xem xét giá trị thay vì giá bán sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền về lâu dài.

3. Vội vàng

Khi cần tiền, mọi người thường vội vã tìm biện pháp nhanh để làm giảm chi phí. Họ muốn có thứ gì đó ngay lập tức giải quyết khó khăn của mình, vì thế họ cắt giảm hết thứ này đến thứ khác, chắc mẩm nó sẽ giải quyết vấn đề. Họ làm một cách vội vã mà không nhận ra rằng không có biện pháp quá nhanh nào trong việc tiết kiệm cả.

Những sai lầm về tiền bạc không phải là thứ dễ chữa. Nó thường là những vấn đề dài hạn. Vì thế, bạn cần sự kiên nhẫn để thành công.


4. Tự nhủ phải "nhịn" nhu cầu cá nhân

Nhiều người cảm thấy rằng tiết kiệm tiền nhất thiết phải là từ bỏ những thứ họ thích, khiến cho toàn bộ quá trình rất "đau đớn".

Sự thật là, tiết kiệm không nhất thiết phải đi kèm đau khổ, mặc dù nó sẽ làm thay đổi lối sống của bạn, có liên quan đến việc bạn mua hàng hóa, dịch vụ thế nào. Rất có thể, thời gian qua bạn đang mua hàng hóa và dịch vụ một cách vô tội vạ, và giờ đây, bạn chỉ mua đúng những thứ mình cần thôi.

Học cách làm giảm chi phí đi kèm với chúng, thay vì từ bỏ hoàn toàn sẽ là cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm tiền.

5. Tin rằng không cần phải có những thay đổi cơ bản

Vì cho rằng thiếu tiền là trục trặc ngắn hạn, nên nhiều người không nghĩ rằng phải có những thay đổi cơ bản trong cách nghĩ và làm. Khi đó, kế hoạch cắt giảm chi phí và tiết kiệm không bao giờ trở thành ưu tiên dài hạn, và dẫn tới kết quả là họ không thể dành dụm được theo cách mà họ nghĩ.

Điều cần làm là: Bạn phải thực hiện những thay đổi cơ bản để áp dụng biện pháp tiết kiệm vào trong cách sống của mình. Làm sao để "những lỗ hổng tiền bạc" không lặp lại như các ổ gà trên đường và rồi lớn thành ổ voi.

Với một chiến lược dài hơi như thế, bạn sẽ tiết kiệm đủ tiền cho tất cả các nhu cầu tài chính của mình về sau.

dễ dàng học các kỹ năng căn bản tại kynangcanban.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét