Tất nhiên, đó không phải là nỗi lo của tất cả mọi người. Có những người lo, nhưng có những người chả lo gì cả. Không phải họ "vô tư quá", không phải họ "có ô dù" cả rồi, mà đơn giản, họ luôn vận động. Và dưới đây là 1 vài ví dụ về "sự vận động" của họ:
Chìa khoá của thành công đó là cho người khác thấy bạn đang làm việc:
75% các chuyên gia trên lĩnh vực tuyển dụng khuyên người lao động làm các công việc tạm thời hay các hợp đồng ngắn hạn. Chìa khoá của thành công đó là cho người khác thấy bạn đang làm việc. Nếu bạn phát huy tốt năng lực cá nhân và đem lại hiệu quả cao trong công việc dù là không cố định ấy thì không ông chủ nào lại từ chối một vị trí lâu dài giành cho bạn.
2. Tham gia một lớp học
61% các giám đốc tuyển dụng cho rằng công nhân nên đi học trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Việc tiếp tục học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, năng lực và giữ cho các kỹ năng nghề nghiệp không bị mai một. Tham gia một khoá học trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng là một bằng chững cho sự nghiêm túc với nghề và được các ông chủ đánh giá cao. Một thuận lợi nữa của việc đến các lớp học đó là bạn sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người khác.
3. Hoạt động tình nguyện
Nhà tuyển dụng sẽ thấy được ở bạn nhân cách đạo đức và tiềm năng làm việc độc lập
60% các nhà tuyển dụng khẳng định hoạt động tình nguyện khiến bạn trở nên hoạt bát và có khả năng hơn trong công việc. Bởi nếu bạn từng tham gia các hoạt động tình nguyện cho một vài đơn vị hay đoàn thể nào đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được ở bạn nhân cách đạo đức và tiềm năng làm việc độc lập. Khi biết cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, tiền bạc có vẻ như không phải là tất cả đối với bạn. Chính điểm mạnh về nhân cách này là điều ghi điểm trong mắt các công ty đang có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.
4. Tự kinh doanh
28% các chuyên gia khuyên người lao động đang thất nghiệp tự tìm cách tạo dựng cho mình một sự nghiệp kinh doanh riêng. Song điều này sẽ không dễ dàng và cũng khá tốn thời gian nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, dù hoài bão kinh doanh có không thành thì những cố gắng của bạn sẽ được các doanh nghiệp ghi nhận. Bởi trong thời kỳ nhàn rỗi, bạn vẫn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian cố định để học hỏi các kỹ năng và tự phát triển mình. Nếu may mắn thì bạn sẽ không chỉ cứu chính mình mà còn mang lại công việc cho nhiều người cũng đang thất nghiệp khác.
5. Lập ra một blog cá nhân chuyên nghiệp
Blog là 1 công cụ tuyệt vời để thể hiện con người bạn
11% trong số chuyên viên nhân sự cho biết một blog cá nhân chuyên nghiệp có thể trở thành công cụ hữu ích để bạn quảng cáo hình ảnh của chính mình. Bởi nó tạo cho người xem cảm giác bạn là một chuyên gia trên lĩnh vực đang hoạt động. Blog cá nhân cũng giúp bạn khẳng định đam mê nghề nghiệp, trao đổi học hỏi và gây chú ý hơn trước nhà tuyển dụng.
6. Mở rộng các mối quan hệ cá nhân
Nếu có ai đó trong công ty giúp bạn gửi hồ sơ xin việc trong công ty thì khả năng được chấp nhận sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân trong quá trình tìm kiếm việc làm hậu thất nghiệp. Cho nên, bạn hãy tích cực mở rộng danh sách liên lạc của mình thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Hãy cho bạn bè, người thân biết rằng bạn đang tìm việc làm và cần tới sự giúp đỡ của họ.
7. Theo dõi các nguồn tin tức về những ngành công nghiệp hay lĩnh vực đang có giá
Các chuyên gia của CareerBuild nhận định rằng công nghệ, kỹ thuật, y tế, kinh doanh và dịch vụ khách hàng là những mảng thị trường thu hút lao động lớn nhất toàn quốc. Người lao động nên theo dõi những nguồn tin tức liên quan để biết được các cơ hội việc làm và nhanh chân tham gia đăng tuyển.
8. Đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới
Các nhà tuyển dụng luôn đề cao các ứng viên có tính sáng tạo
Tại cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, các ứng viên sẽ tạo ấn tượng tốt nếu thể hiện được những ý tưởng mang tính sáng tạo và có thể áp dụng vào thực tiễn như chiến dịch tiếp thị, dòng lợi nhuận mới hay tiết kiệm chi phí đầu tư. Khi bạn dành thời gian suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng tuyệt vời, bạn sẽ trở nên thuyết phục trong mắt các ông chủ.
9. Tiếp cận với nhà tuyển dụng
Theo điều tra của CareerBuilder, 2/3 trong tổng số lao động không hề có bước tiếp cận nào với nhà tuyển dụng sau khi nộp đơn xin việc. Hãy khôn ngoan tiếp cận họ ngay sau cuộc phỏng vấn bằng một bức thư điện tử hay thư tay với mục đích thể hiện lòng biết ơn và sự yêu thích công việc cũng như khao khát được chọn vào vị trí họ đang tìm kiếm. Chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ được nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn các ứng viên khác.
10. Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong hồ sơ xin việc
Có lẽ nhiều người phải dành kha khá thời gian cho việc soạn thảo một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Đừng quên sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực lao động mà bạn đang tìm kiếm. Một số nhà tuyển dụng sàng lọc danh sách ứng viên bằng ứng dụng phân loại của các thiết bị công nghệ. Với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, hồ sơ của bạn sẽ được các thiết bị đó dễ dàng phát hiện và xếp lên hàng đầu.
Cuối cùng, ông Haefners khẳng định rằng các hoạt động trên đây chắc chắn sẽ hỗ trợ lao động thất nghiệp rất nhiều trong quá trình chờ đợi một công việc mới. Khi họ có quyết tâm, tích cực thực hiện và duy trì động cơ nghề nghiệp vững vàng thì thành công sẽ tự tìm đến họ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét